Thứ năm, Tháng mười một 28, 2024

Nhân rộng chuỗi đồ uống: cơ hội cho nhà kinh doanh ‘thức thời’

Kể từ khi xuất hiện, trà sữa đã tạo ra cơn sốt lớn trên thị trường đồ uống. Một loạt các thương hiệu lớn nhỏ xuất hiện theo hình thức nhượng quyền, liên tục mở rộng chuỗi để đáp ứng nhu cầu từ người tiêu dùng. Bên cạnh đó còn hàng ngàn các quán trà sữa của các nhà kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình… Tuy nhiên, trong cơn suy giảm của thị trường bán lẻ, không ít chuỗi gặp khó khăn đi đến đóng cửa. Các chuyên gia cho rằng chủ doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược, tìm mô hình kinh doanh phù hợp và đầu tư cho “nội lực”.

Cần đủ “sức khỏe” và sự khác biệt

Cứ nghĩ rằng vốn ít lời nhiều, chi phí không quá lớn nên nhiều người đổ xô mở quán trà sữa. Ngay cả khi họ chưa chuẩn bị gì cho kế hoạch kinh doanh của mình. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, ngày càng có nhiều quán trà sữa phải đóng cửa chỉ sau thời gian ngắn hoạt động. Và kế hoạch mở chuỗi của nhiều doanh nghiệp đã phải khép lại chỉ sau một thời gian ngắn, đặc biệt là những đơn vị quy mô nhỏ, thiếu vốn.

Nhiều nhà kinh doanh mặt hàng thức uống đắn đo trước quyết định nhân chuỗi phủ sóng thị trường hay co cụm để vận hành tốt những cửa hàng đang có lúc này. Bởi họ cho rằng làn sóng sa thải lao động tại nhiều ngành nghề trong năm nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mức chi tiêu hàng ngày của khách hàng lâu nay, nhất là hầu bao cho sản phẩm ăn nhẹ, giải khát.

Trong cuộc trò chuyện cùng KTSG Online, anh Nguyễn Việt Hà, CEO của Công ty GrowTik, người có kinh nghiệm tham gia vận hành các chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng như chuỗi vali Mia, chuỗi cửa hàng dành cho mẹ và bé Con Cưng, chuỗi nhà thuốc tây Mạnh Tý, chia sẻ kinh nghiệm rằng đơn vị muốn nhân chuỗi cần xem lại “sức khỏe” doanh nghiệp, cụ thể là 2 yếu tố quan trọng nhất: nhân lực và tài lực.

Về nhân lực, nếu muốn mở rộng hệ thống lúc này cần đảm bảo đội ngũ nhân sự xoay vòng theo kịp tiến độ cũng như chất lượng đồng đều về năng lực. Còn tài lực ở đây có thể hiểu là dòng tiền, vốn liếng, tài chính đủ huy động lúc cần thiết hay không.

Nếu đủ năng lực từ hai phía như trên thì doanh nghiệp có thể tự tin nhân chuỗi không chỉ lúc thuận lợi mà khi kinh tế đang suy thoái vì doanh nghiệp sẽ đón đầu được làn sóng lúc thị trường phục hồi.

Anh Nguyễn Việt Hà, CEO GrowTik, đánh giá thị trường trà sữa vẫn có cơ hội cho người mới nếu nhận diện được thị trường, xu hướng. Ảnh: NVCC

Đối với doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng trà sữa, đồ ăn nhẹ, anh Hà nhấn mạnh khách hàng đang có hằng hà sa số lựa chọn mỗi ngày. Hệ thống cửa hàng cũng đua nhau mở tại đa dạng điểm bán tạo sự tiện lợi cho người mua. Để giải thích thị trường liệu có “bão hòa” khi tiến hành phủ sóng điểm bán, anh nói thêm ngoài chuyện đủ tài lực và nhân lực làm việc này, doanh nghiệp cần tạo ra điểm khác biệt, tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm tạo ra “trend”.

Ngành hàng trà sữa vốn đã được định hình trên thị trường bởi thói quen tiêu dùng của đối tượng học sinh, sinh viên, giới trẻ từ lâu nên lượng khách tiêu dùng vẫn lớn ở hiện tại. Để kinh doanh tốt ở mọi thời điểm, đơn vị tập trung làm thương hiệu, cho ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì mảnh đất này vẫn béo bở cho người mới gia nhập.

Anh Nguyễn Khắc Khang, Tổng giám đốc Công ty Masterbrand, tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ và tư vấn phát triển kinh doanh nhượng quyền thương mại đồng tình ngành hàng thức uống, cụ thể là trà sữa, cà phê đúng là lĩnh vực cần theo “trend” (xu hướng). Ngoài bắt kịp xu hướng, yếu tố theo mùa cũng được doanh nghiệp tính đến, ví dụ mùa hè có thể phát triển tốt mặt hàng này. Tất nhiên, ngành nào cũng vậy, khi cung vượt cầu thì dẫn đến tình trạng bão hòa, tăng trưởng chậm.

Hiện nay trên thị trường không khó để tìm gặp những quán trà sữa cho người trẻ đa dạng phong cách, từ bán dùng tại chỗ cho đến mang đi, phục vụ tại ki-ot, nhìn chung để mở rộng chuỗi, xây dựng thương hiệu lúc này, đại diện Masterbrand nhận định doanh nghiệp cần tính tới rủi ro về địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp tìm được vị trí thuận lợi tiếp cận đúng phân khúc khách hàng với giá thuê hợp lý sẽ quyết định thành công của cửa hàng về mặt địa điểm. Bên cạnh đó, rủi ro tiếp theo ông chủ tính đến là phải lựa chọn sản phẩm làm sao tạo ra “cơn sốt”, có đội ngũ am hiểu thói quen tiêu dùng trẻ.

Thay đổi chiến lược để ứng phó với khó khăn

Nhìn nhận thị trường đang duy giảm khi kinh tế đi xuống, anh Minh Phan, người sáng lập Siteplus, đơn vị tư vấn và phát triển mặt bằng kinh doanh cho các chuỗi bán lẻ và F&B tại Việt Nam, nhận định mỗi người dân đều ưu tiên dùng tiền cho việc thiết yếu hơn. Phân khúc tầm trung như dân văn phòng, người lao động bình thường… sẽ là đối tượng thay đổi mức chi tiêu nhiều nhất. Theo đó các hệ thống chuỗi kinh doanh F&B nên có sự quan tâm, tính toán cụ thể hơn trong bài toán doanh thu, tập trung chiến lược phát triển cơ sở theo hướng chậm mà chắc, quản lý hoạt động các cửa hàng đang có cho hiệu quả thay vì mở ồ ạt số lượng lớn, vận hành cỗ máy chạy trơn tru.

Anh nói thêm về khâu thiết kế, thi công bảng hiệu, quầy kệ cửa hàng nên được làm theo dạng module để khi dừng hoạt động, đơn vị có thể tận dụng và giảm thiệt hại. Ngoài ra, với những điểm kinh doanh không tốt, anh đưa ra lời khuyên chủ cơ sở thử thay đổi chiến lược hoặc đóng cửa, chuyển điểm mới chứ không gồng chi phí qua thời gian quá dài. Anh nói “Tôi nghĩ bây giờ việc mở chuỗi cần tập trung làm kĩ lưỡng, đánh đâu chắc chắn thắng đó sẽ giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng cũng như đi qua được giai đoạn kinh tế khó khăn. Hơn nữa, quyết định mở điểm bán nên dựa vào dẫn chứng số liệu như phân tích khách hàng, khảo sát khu vực, đối thủ thay vì cảm tính và chỉ muốn phủ sóng khắp nơi”.

Theo anh, tùy vào mô hình kinh doanh, chủ đầu tư nên tối ưu chi phí cố định, quản lý được dây chuyền vận hành sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tận dụng công nghệ, vận chuyển logictics tiết kiệm chi phí, thử sức với nhiều nền tảng có sẵn để bán hàng đa kênh, tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó anh Minh Phan cũng nêu ra điều quan trọng không kém cho bài toán kinh doanh đường dài ở thời điểm hiện tại là sự khác biệt.

Cửa hàng không chỉ là điểm bán mà còn đem đến không gian trải nghiệm thương hiệu cho khách hàng khi ghé thăm. Thực tế, các cơ sở vật lý không thể chết khi cạnh tranh với nhiều kênh bán hàng online khác nhau mà chỉ thay đổi từ hình thái này sang hình thái khác, giúp người mua tiện lợi nhất và giải quyết được nhu cầu, nâng cao trải nghiệm của họ mỗi ngày.

An Phú

Theo Kinh Tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Giỏ quà Tết 2025: sản phẩm bình dân, tốt cho sức...

0
(SGTT) - Thời điểm này, các cơ sở kinh doanh đã bắt đầu tung ra thị trường những set quà, hộp quà Tết với...

Đằng sau vụ thay tướng ở Starbucks

0
Chuỗi cà phê Starbucks vừa có CEO mới, Brian Niccol, sẽ bắt đầu nhiệm vụ từ đầu tháng 9; nhưng các báo Mỹ, khi...

Mua vàng không dễ, nhiều hội nhóm săn vàng thuê xuất...

0
(SGTT) - Sau khoảng một tháng Ngân hàng Nhà nước thực hiện bán vàng trực tuyến, chênh lệch giữa giá vàng trong nước với...

Chuỗi đồ uống ngoại cạnh tranh giữ chỗ đứng, tìm “gu...

0
(SGTT) - Những thương hiệu đồ uống ngoại đầu tiên đã có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm trước, tạo nên làn sóng...

Nhượng quyền trà sữa giá rẻ ‘len lỏi’ và phân nhánh...

0
(SGTT) - Nhiều chủ đầu tư nhìn nhận thị trường F&B có biến động khi suy thoái kinh tế tác động mạnh từ 2023...

Chuỗi đồ uống tràn lan, ai đủ sức chạy đua với...

0
(SGTT) - Trong thị trường F&B với ngành trà sữa đồ uống năm 2023 có nhiều sản phẩm mới xuất hiện làm nên tiêu...

Kết nối