Thứ tư, Tháng mười hai 18, 2024

TPHCM tổ chức đua ghe ngo, bắn pháo hoa chào mừng lễ 30-4

Chào mừng lễ 30-4, TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại hai địa điểm, tổ chức đua ghe ngo trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Festival hoa lan ở công viên Tao Đàn... cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác.
Chương trình bắn pháo hoa kéo dài trong 15 phút, từ lúc 21:00 đến 21:15 ngày 30-4-2023 tại hai địa điểm. Ảnh: Lê Vũ

Chương trình bắn pháo hoa kéo dài trong 15 phút, từ lúc 21:00 đến 21:15 ngày 30-4-2023, do Bộ Tư lệnh thành phố chủ trì. Trong đó, pháo hoa được bắn tầm cao tại đầu đường hầm sông Sài Gòn, quận Thủ Đức và điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 11, theo báo Tuổi trẻ.

Việc bắn pháo hoa thực hiện theo Nghị định 36/2009 của Chính phủ. Theo đó, vào dịp giao thừa Tết Nguyên đán, lễ 2-9, các thành phố trực thuộc Trung ương và Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp; các tỉnh còn lại bắn pháo tầm thấp; thời lượng không quá 15 phút.

Riêng Hà Nội và TP HCM được bắn pháo hoa cả dịp 30-4. Ngoài ra, các dịp bắn pháo hoa như thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; Tết Dương lịch... do Thủ tướng quyết định.

Ngoài bắn pháo hoa, thành phố cũng tổ chức nhiều sự kiện khác mừng lễ 30-4 như chương trình nghệ thuật đặc biệt tại đường Nguyễn Huệ, quận 1 tối 28-4. Ảnh: Lê Vũ

Được biết, ngoài bắn pháo hoa, thành phố cũng tổ chức nhiều sự kiện khác mừng lễ 30-4 như chương trình nghệ thuật đặc biệt tại đường Nguyễn Huệ, quận 1 vào tối 28-4; giải việt dã truyền thống tại phía trước Nhà hát thành phố ngày 22-4; Festival Hoa lan ở công viên Tao Đàn từ 28-4 đến 2-5.

Đặc biệt, thành phố sẽ tổ chức lễ hội đua ghe ngo lầu đầu tiên tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ngày 23-4... Theo đó, sẽ có chín đội ghe của TPHCM, Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh sẽ tụ về TPHCM tham gia lễ hội. Song song với lễ hội đua ghe ngo còn có chương trình giao lưu văn hóa, ẩm thực. Tại đây, sẽ có các món ăn của đồng bào dân tộc thiếu số đang sống và làm việc tại TPHCM như người Hoa, Khmer, Chăm, Tày.

Các hoạt động triển lãm ảnh “Tự hào một dải biên cương” và ngày hội “Non sông thống nhất” cũng sẽ được tổ chức tại công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi, cung văn hóa Lao động từ ngày 25-4 đến 6-5.

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

‘Cố đô Huế thu nhỏ’ ở TPHCM – 21 năm ươm...

0
(SGTT) - Với lòng hiếu thảo và hướng về cội nguồn, ông Nguyễn Thanh Tùng đã tái hiện công trình Huế thu nhỏ sống...

Việt Nam từ trên cao: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn...

1
(SGTT) - Cận kề Giáng sinh, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn tỏa sáng rực rỡ với 500.000 mét đèn LED, tạo nên khung...

Ngắm toàn cảnh Thiềng Liềng từ trên cao

0
(SGTT) - Từ góc nhìn trên cao, ấp Thiềng Liềng (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ) hiện ra với khung cảnh rừng ngập mặn,...

Giáo dân xóm Đạo Phạm Thế Hiển cùng nhau trang trí...

0
(SGTT) - Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến Giáng Sinh 2024, không khí lễ hội tại xóm Đạo Phạm Thế Hiển đã...

Gợi ý 5 hoạt động vui chơi tại TPHCM dịp Tết...

0
(SGTT) - Dịp Tết Dương lịch năm 2025, người dân trên cả nước sẽ được nghỉ một ngày. Nếu đang sinh sống hoặc có...

Làm gì để du lịch TPHCM mang bản sắc ‘đô thị...

0
(SGTT) – Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng đến nay, du lịch đường sông TPHCM được đánh giá là phát triển chậm, chưa...

Kết nối