Vượt qua 2 năm khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những thương hiệu thức ăn và đồ uống (F&B) còn trụ lại trên thị trường đã tìm cách mở rộng số lượng cửa hàng, phát triển thị phần.
- Doanh số F&B và trang sức vẫn tăng trưởng trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn
- Chủ tịch Hội F&B Việt Nam là chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực TPHCM
Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ uống càng thêm tăng nhiệt trong mùa nóng, khi chuỗi cà phê đang chiếm ưu thế so với chuỗi trà sữa qua việc liên tục mở thêm các cửa hàng mới. Số lượng cửa hàng cà phê tăng lên nhanh chóng nhờ sự mở rộng mạnh mẽ của các thương hiệu Highlands, Phúc Long, Trung Nguyên E-Coffee. Trong khi đó, số lượng cửa hàng trà sữa lại giảm mạnh thời gian qua, theo báo cáo Xu hướng cửa hàng bán lẻ hiện đại Việt Nam 2023 của Q&Me.
Từ năm 2019 đến năm 2023, số lượng cửa hàng cà phê đã tăng từ 816 lên 1.657 cửa hàng. Chỉ riêng trong 2 năm gần đây, từ tháng 3-2021 đến tháng 2-2023, 3chuỗi cà phê dẫn đầu thị phần là Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks đã khai trương hơn 1.000 điểm bán.
Trong khi đó, số lượng cửa hàng trà sữa trong 4 năm qua không có nhiều biến động, thậm chí còn giảm từ 446 xuống còn 364 cửa hàng. Theo Q&Me, các quán trà sữa từng là trào lưu vài năm trước nhưng giờ đây đã chững lại khi các chuỗi cà phê lớn phát triển thực đơn phong phú hơn.
Y.Minh
Theo Kinh tế Sài Gòn Online