Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Đến 2030, 100% dữ liệu không gian địa lý được kết nối toàn quốc

Chính phủ đề ra mục tiêu xây dựng Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam theo mô hình trung tâm dữ liệu liên kết và quản lý thống nhất các cơ sở dữ liệu không gian địa lý thông qua địa chỉ truy cập trên mạng Internet, có khả năng kết nối, đồng bộ với Cổng dữ liệu quốc gia.

Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia sẽ phủ trùm phần đất liền, đảo, quần đảo. Ảnh minh hoạ: Google Maps

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 27-3 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược), theo TTXVN.

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đo đạc và bản đồ; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia đồng bộ, thống nhất trong cả nước trên đất liền, vùng biển và hải đảo Việt Nam.

Đến năm 2045 phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trở thành ngành điều tra cơ bản hiện đại, ngang tầm với các nước phát triển, kết nối vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý toàn cầu.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp gồm hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đo đạc và bản đồ; xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ đảm bảo đồng bộ, chính xác thuận lợi cho việc sử dụng chung; hoàn thiện, công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành.

Trong đó, sẽ triển khai rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu không gian địa lý, siêu dữ liệu; các chuẩn phương pháp, chuẩn quy trình, chuẩn dịch vụ.

Đồng thời, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia phủ trùm phần đất liền, đảo, quần đảo; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển trên vùng biển Việt Nam; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ.

Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu xây dựng Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam theo mô hình trung tâm dữ liệu không gian địa lý đảm bảo liên kết và quản lý thống nhất các cơ sở dữ liệu không gian địa lý thông qua địa chỉ truy cập trên mạng Internet có khả năng kết nối, đồng bộ với Cổng dữ liệu quốc gia.

N.Tân

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chỉ 22% doanh nghiệp ở Việt Nam sẵn sàng triển khai...

0
(SGTT) - Theo báo cáo của Cisco, chỉ có 22% doanh nghiệp tại Việt Nam được xác định là đã hoàn toàn sẵn sàng...

TPHCM ra mắt ứng dụng công dân số

0
(SGTT) - Ngày 14-11, UBND TPHCM đã ra mắt Ứng dụng Công dân số TPHCM hay app Công dân số. Ứng dụng này được...

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất quy định mới...

0
(SGTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo thông tư quy định về việc chuyển...

Đọc nhanh 5 phút để chọn máy lau sàn hay robot...

0
(SGTT) - Công việc vệ sinh nhà ngày nay trở nên tiện lợi hơn bởi những thiết bị công nghệ. Trong đó, nổi bật...

Cuộc chiến pin xe điện (kỳ 2): Áp lực mở rộng...

0
(SGTT) - Trong xu hướng giá thành sản xuất pin giảm cùng với những kỳ vọng mới ở phòng thí nghiệm, các nhà sản...

Cuộc chiến pin xe điện (kỳ 1): Nhà máy của những…...

0
(SGTT) - Gần như không có tiếng động nào bên trong nhà máy FinDreams Battery, nhà máy sản xuất pin tại Trùng Khánh (Trung...

Kết nối