Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024

Người Việt uống thuốc nhiều hơn ăn kẹo

Hoàng Nhung

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy chi phí sử dụng thuốc chữa bệnh bình quân đầu người của người dân trong nước ngày càng gia tăng, thậm chí còn nhiều gấp đôi số tiền mua bánh kẹo. Giá thuốc cao, cộng với thói quen sử dụng thuốc dễ dãi đã góp phần tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các công ty dược.

Mười năm, tăng gấp ba lần

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), nếu như năm 2008 chi phí sử dụng thuốc bình quân trên đầu người của Việt Nam chỉ ở mức 15,4 đô la Mỹ (khoảng 323.500 đồng)/người/năm, thì đến năm 2013 con số này đã tăng gấp hai lần, lên mức 31,8 đô la Mỹ (khoảng 668.000 đồng)/người/năm, và nếu so với năm 2005, con số này tăng gấp 3,5 lần.

Điều mà ngành y tế đang lo lắng là mức chi tiêu của người dân vào lĩnh vực chữa bệnh ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người bệnh (hộ gia đình) phải trả tiền (chi trả tiền trực tiếp) chiếm lớn nhất 55-56% trong tổng chi y tế ở nước ta. Trong đó, tiền thuốc chiếm rất cao, lên đến 40%; trong khi ở các nước tiên tiến, mức bình quân chi cho tiền thuốc chỉ chiếm 10% trong tổng chi y tế.

Nếu so sánh mức chi tiêu theo đầu người thì người dân Việt Nam đang uống thuốc nhiều hơn ăn kẹo. Ảnh: Thành Hoa
Nếu so sánh mức chi tiêu theo đầu người thì người dân Việt Nam đang uống thuốc nhiều hơn ăn kẹo. Ảnh: Thành Hoa

Thật vậy, nếu so sánh mức chi tiêu theo đầu người thì người dân Việt Nam đang uống thuốc nhiều hơn ăn kẹo! Theo dự báo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI), doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam năm 2014 tăng 10,65% so với năm trước đó, tương ứng đạt khoảng 27.000 tỉ đồng. Hãng này ước tính số bánh kẹo tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ quanh mức 295.000 đồng. Con số này chưa bằng phân nửa so với số tiền 668.000 đồng mà người dân phải chi cho thuốc men mỗi năm.

Bà Nguyễn Thị Kim Phương, đại diện WHO tại Việt Nam, có lần đã nhận định, viên thuốc ở Việt Nam vừa dùng để cứu người, vừa đem lại khoản thu nhập cho nhiều người trong ngành.

Ngân sách nhà nước dành cho y tế tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2008 ngân sách nhà nước chi cho y tế chỉ chiếm 4,92% trong tổng chi, thì tỷ lệ này đã tăng lên 8,28% trong những năm gần đây. Mức tăng chi của ngân sách nhà nước chủ yếu để dành cho y tế dự phòng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng y tế bằng các dự án như nâng cấp hệ thống y tế cấp huyện, tỉnh, Trung ương, và bảo hiểm y tế.

Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng giá trị thuốc tiêu thụ tại Việt Nam năm 2013 ước khoảng 55.500 tỉ đồng. Còn theo BMI, con số này có thể tăng lên 80.680 tỉ đồng trong năm 2015.

Điều đáng lưu ý là việc tăng chi cho y tế có nguyên nhân không nhỏ từ sự lãng phí. Tới thời điểm này chưa có nghiên cứu tổng thể về mức độ lãng phí, nhưng theo báo cáo về thực trạng hệ thống y tế ở Việt Nam do Bộ Y tế thực hiện cho thấy có nhiều sự không hợp lý dẫn đến gia tăng chi phí không cần thiết. Đó là việc sử dụng thuốc biệt dược.

Việc đấu thầu thuốc là để giá thuốc bệnh viện mua vào phải thấp hơn, nhưng qua kiểm tra lại có những mặt hàng thuốc đấu thầu ở các bệnh viện lại cao hơn. Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược, đã từng nêu thực tế đáng buồn ấy. Cá biệt, cùng một loại thuốc, ngành y tế từng phát hiện giá cao nhất và thấp nhất giữa các bệnh viện chênh nhau tới ba lần.

Theo kết quả thanh tra tại một bệnh viện lớn ở TPHCM, năm 2012 bệnh viện này mua 54 mặt hàng thuốc với giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch gần 720 triệu đồng. Chẳng hạn, gói thầu biệt dược có giá kế hoạch 6,6 tỉ đồng nhưng giá trúng thầu lên đến gần 7,3 tỉ đồng, dịch truyền có giá kế hoạch khoảng 350 triệu đồng nhưng giá trúng thầu cao hơn gần 65 triệu đồng...

[box] Người bệnh không nên dùng thuốc vô tội vạ, nhất là đối với những bệnh cần kê toa và sự tư vấn của bác sĩ. Dùng thuốc không đúng với bệnh lý chẳng những không giải quyết được tình trạng bệnh tật mà còn nguy hại đến sức khỏe. Dùng thuốc kháng sinh hay corticoid liều lượng quá nhiều hoặc quá thấp sẽ gây nên việc kháng thuốc, gặp những tác dụng phụ hay tai biến, tăng độc tính cho cơ thể và gây thiệt hại về kinh tế. Nếu lạm dụng kháng sinh, corticoid sẽ bị suy thượng thận, xuất huyết tiêu hóa... Tốt nhất là người bệnh hãy bỏ ngay thói quen tự mua thuốc về nhà để uống.

Ths. DS. Đỗ Văn Dũng, Phó tổng thư ký Hội Dược học TPHCM[/box]

Dùng thuốc vô tội vạ

Tại Việt Nam có sự lạm dụng trong kê đơn điều trị về số lượng chủng loại thuốc cũng như tâm lý sùng bái các loại thuốc đắt tiền, trong đó, khoản chi cho tiền thuốc chiếm lên đến 40%. Điều này cho thấy, việc sử dụng thuốc ở Việt Nam là quá nhiều.

Thêm vào đó, có một thực tế là nhiều người dân khá dễ dãi trong việc dùng thuốc chữa bệnh, mua thuốc như mua kẹo, tự do không cần kê toa. Nhiều người khi bị đau nhức tay chân, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thậm chí đau bao tử đều tự ý ra nhà thuốc gần nhà, mô tả vài lời cho người bán thuốc là có thể mua được vài liều thuốc uống mà không cần bác sĩ kê toa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị kháng thuốc, nghĩa là càng về sau càng phải dùng thuốc với liều mạnh hơn và uống dài ngày mới khỏi bệnh.

Ở các nước phát triển, việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” được thực hiện khá tốt, nghĩa là chi một đồng cho công tác phòng bệnh có thể tiết kiệm 4-5 đồng dùng cho chữa bệnh. Nhưng công tác này ở Việt Nam còn hạn chế, một phần do đất nước còn nghèo, hệ thống y tế chưa phát triển khiến người dân có tâm lý lười đi bệnh viện, chỉ khi nào bệnh nặng mới đi khám và bỏ tiền mua thuốc.

Các chuyên gia của WHO cho rằng, tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình so với tổng chi cho y tế càng lớn thì khả năng chia sẻ rủi ro về tài chính càng ít và người nghèo càng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế. Như vậy, tính công bằng của hệ thống y tế càng thấp, người dân tiếp cận được với các dịch vụ y tế xuất phát chủ yếu từ khả năng chi trả hơn là nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Quốc hội đồng ý đầu tư hơn 122.000 tỉ đồng để...

0
(SGTT) - Sáng nay (27-11), Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia...

Trưng bày các tác phẩm điêu khắc về ‘mắt cửa’ tại...

0
(SGTT) - Từ nay đến ngày 15-12, UBND thành phố Hội An và Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa thành...

Bổ sung 150 tỉ đồng cho dự án Vành đai 3...

0
(SGTT) - Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, dự án thành phần 7 đường Vành đai 3 TPHCM (đoạn qua tỉnh...

Việt Nam từ trên cao: Ngắm ‘sống lưng khủng long’ vươn...

0
(SGTT) – Tọa lạc tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, hòn Mỹ Giang sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Với...

Cơm trưa văn phòng chọn tôm rim thịt ba rọi thơm...

0
(SGTT) – Kết hợp thịt tôm thanh ngọt và ba rọi heo thơm béo, đầu bếp chế biến thành món tôm rim ba rọi...

Hộ kinh doanh có doanh số 200 triệu đồng/năm phải nộp...

0
(SGTT) - Chiều 26-11, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) với 407/451 đại biểu tán thành. Luật mới...

Kết nối