Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024

Hàng hóa thông qua cảng biển TPHCM tiếp tục sụt giảm

Trong 7 tháng đầu năm 2022, mặc dù khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển trên cả nước tăng nhưng tại TPHCM con số tương ứng lại cho thấy một sự sụt giảm đáng kể.
Khối lượng hàng hóa thông qua tại hệ thống cảng của TPHCM qua 7 tháng chỉ đạt 95,8 triệu tấn giảm 7,35%. Ảnh minh họa: TL

Báo cáo số liệu thống kê từ Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 433,83 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, khối lượng hàng hóa thông qua tại các khu vực trọng điểm như TPHCM chỉ đạt 95,8 triệu tấn giảm 7,35%, Bà Rịa – Vũng Tàu đạt 66,086 triệu tấn giảm 5%, Bình Thuận và Kiên Giang giảm sâu hơn ở mức từ 17 đến 19%.

Ở chiều ngược lại, tại một số khu vực như Quảng Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Quảng Trị, Quảng Nam, Đồng Nai khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng cao nhất lên đến 110%.

Cũng theo Cục Hàng hải, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 14.927 triệu Teus, bằng so với cùng kỳ. Đồng thời, TPHCM tiếp tục có lượng container thông qua giảm 3,41%; một số khu vực khác như Quy Nhơn, Nghệ An ghi nhận mức giảm từ 8% đến 16%.

Điểm sáng duy nhất về vận tải biển trong 7 tháng qua là số lượng hành khách thông qua cảng biển đạt 4,48 triệu lượt, tăng 85 % so với cùng kỳ năm 2021 và đây là mức tăng trưởng tốt sau dịch Covid-19.

Hồi cuối tháng 6, tại hội nghị do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, cho biết những ảnh hưởng của dịch Covid-19, sự tăng giá nhiên liệu đầu vào cùng sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, xung đột vũ trang tại một số khu vực trên thế giới đã tạo nên những khó khăn cho ngành vận tải biển thế giới lẫn Việt Nam.

Đánh giá về triển vọng nửa cuối năm 2022 và năm 2023, các chuyên gia phân tích SSI Research cho rằng, gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tiếp diễn trong 2022.

Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng Mỹ và châu Âu chưa thể khắc phục trước năm 2023 do tắc nghẽn vẫn diễn ra trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng, bao gồm thiếu cầu cảng, thiếu xe tải, nhà kho và cả nhân công.

Đồng thời, giá cước vận tải trên thị trường quốc tế sẽ dần bình thường trở lại. Mặt bằng giá cước cao hiện tại sẽ dần điều chỉnh do nhu cầu giảm và nguồn cung tăng. Nguồn cung tàu container đóng mới sẽ tăng mạnh và gia nhập thị trường.

Ngoài ra, cảng Cái Mép và Hải Phòng, đặc biệt là các cảng nước sâu sẽ được hưởng lợi chính, do cảng khu vực TPHCM như cảng Cát Lái đã hoạt động hết công suất.

Theo đánh giá của Cục Hàng hải, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 8 tháng năm 2022 ước đạt 495,8 triệu tấn, bật tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021.Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt 121,56 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2021. Hàng nhập khẩu ước đạt 142,869 triệu tấn, tiếp tục nối đà giảm 7%. Còn hàng nội địa ước đạt 229,936 triệu tấn, giữ đà tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021.

Minh Hoàng

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Kết nối hai cảng biển liền kề tại Cái Mép –...

0
(SGTT) - Cảng Tân cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng quốc tế Cái Mép nằm liền kề nhau trong khu cảng biển...

Hoàn thiện đề án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế...

0
(SGTT) - Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ phải được hoàn thiện sớm để trình Thủ tướng...

Vận tải hàng không hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng ở...

0
(SGTT) - Những biến động ở khu vực Biển Đỏ thời gian qua buộc nhiều chủ hàng quyết định kết hợp vận tải đường...

Giá dịch vụ bốc dỡ container cảng biển sẽ tăng từ...

0
(SGTT) - Giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu tại một số khu vực được điều chỉnh tăng khoảng 10% so với...

Cảng quốc tế Long An hợp long 7 cầu cảng và...

0
Ngày 24-6-2023, cảng Quốc tế Long An chính thức hợp long 7 cầu cảng và khai trương dịch vụ khai thác hàng container. Đây...

Đà Nẵng – Quảng Tây tăng cường phát triển du lịch...

0
Trong buổi làm việc giữa giữa Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc) và Bí Thư Thành ủy Đà Nẵng diễn ra sáng...

Kết nối