Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Cẩn thận khi nuôi sinh vật ngoại lai

Thời gian gần đây, nhiều người đã chuyển sang nuôi các loài động vật lạ như sâu đá, bọ cạp đen, ếch Panama, cua ma cà rồng… Không khó để mua những loài sinh vật lạ này tại các cửa hàng thú cảnh, trên các trang web cá nhân, mạng xã hội Facebook.

Ếch vàng Panama.

Có nhiều loài như cáo sa mạc, tép ong đỏ, khỉ đuôi sóc, rồng Úc, sóc bay Úc, giông Axolotl... có giá bán từ 3-30 triệu đồng/cá thể nhưng vẫn có người tìm mua. Không ít người nuôi vì đam mê, vì thích những con thú độc, lạ nhưng lại không am hiểu về đặc tính sinh học cũng như nguồn gốc của loài họ mua về để nuôi. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh tật từ một thú chơi vui, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sống và mất cân bằng sinh thái.

Trong quá khứ, chúng ta đã từng nhập về những sinh vật ngoại lai phá hoại môi trường. Chẳng hạn, ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Trung – Nam Mỹ du nhập vào Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước đã để lại những hệ quả đau lòng cho bà con nông dân. Hồi đó, người ta cũng nghĩ đơn giản nuôi loài này để làm cảnh vì trứng chúng có màu đỏ óng ánh đẹp mắt. Nhưng sau đó, các nhà khoa học phát hiện ra đây là loài phá hoại mùa màng thì đã quá muộn. Dù bà con nông dân ra sức tiêu diệt nhưng chúng sinh sôi rất nhanh, không thể nào triệt tận gốc. Tương tự, cá lau kiếng cũng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam qua đường kinh doanh cá cảnh (chủ yếu nhập từ Hồng Kông và Singapore) để bây giờ người dân ở đồng bằng sông Cửu Long phải khốn đốn vì chúng gây hại cho những loài khác khi tiếp cận để hút nhớt khiến cho các loài cá khác giảm khả năng phát triển, hoặc nếu khả năng thích nghi kém thì sẽ chết. Ngoài ra còn có cá rô phi vằn, rùa tai đỏ, cây mai dương, cây ngũ sắc, bọ cánh cứng hại dừa... đã từng được nhập vào Việt Nam và đều nằm trong danh sách loài xâm lấn cần tiêu diệt.

Hiện nay, các sinh vật ngoại lai được nhập về Việt Nam chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, nhập lậu nên các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Bởi một khi những sinh vật ngoại lai lỡ được nhập vào Việt Nam không được kiểm soát, phát tán ra môi trường, thì lúc phát hiện nguy hại thì khó có thể xử lý triệt để. Ốc bươu vàng là một bài học nhắc nhở chúng ta không dễ dãi khi tiếp nhận những loài sinh vật ngoại lai.

Nguyễn Thanh Vũ (TPHCM)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những nghề nào người yêu thích ẩm thực có thể làm?

0
(SGTT)  - Không chỉ là công việc đầu bếp, nghề dành cho những người yêu thích ẩm thực vốn rất đa dạng với các...

Nhiều điểm du lịch miễn vé tham quan trong ngày khai...

0
Nhằm hưởng ứng chương trình Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 - năm 2024, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ...

Mạng xã hội đã cấp phép mới được livestream và hoạt...

0
(SGTT) - Từ ngày 24-12-2024, các mạng xã hội đã được cấp phép mới được livestream và hoạt động có tạo doanh thu. Các...

TPHCM thiếu khoảng 250.000 phôi bằng lái xe

0
(SGTT) - Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội chiều 28-11, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao...

Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú sẽ lựa...

0
(SGTT) - Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đã phát hành hồ...

Tìm chút vị quê nhà bên khung cảnh yên bình tại...

0
(SGTT) - Giữa phố thị ồn ào, Cục Gạch quán như khép mình trong khung cảnh yên bình, hoài cổ. Ẩm thực nơi đây...

Kết nối