Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Khám phá ‘quê hương bài dạ cổ’ qua 4 điểm đến ấn tượng

(SGTT) - Tạm quên thành phố đầy khói bụi, về với Bạc Liêu – miền đất được xem là ‘quê hương bài dạ cổ’, du khách sẽ có dịp check-in những điểm đến ấn tượng như: cánh đồng điện gió, chùa Ghoshitaram, nhà hát Cao Văn Lầu…

Điện gió Bạc Liêu

Cánh đồng điện gió là điểm check-in không thể bỏ qua khi đến với Bạc Liêu. Ảnh: Henry Dương

Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20km, “cánh đồng điện gió” hay nhà máy Điện gió Bạc Liêu (ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) đã trở thành một địa điểm check-in không thể bỏ qua khi đến với Bạc Liêu.

Du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn những trụ tua-bin gió khổng lồ như những chiếc chong chóng quay chầm chậm trong khoảng không rộng lớn của đất trời. Con đường bê tông rộng 3m, trải dài hàng cây số trên mặt biển trở thành điểm giao nhau giữa đất, trời và biển

Chùa Ghoshitaram

Điểm đến đầu tiên trong chuyến hành trình là chùa Ghoshitaram, ngôi chùa lớn với lối kiến trúc Khmer đặc trưng, tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Được mệnh danh là ngôi chùa Khmer đẹp nhất Nam Bộ, chùa Ghoshitaram khoác lên mình vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa nguy nga tráng lệ với các tông màu chủ đạo là đỏ, hồng, vàng kết hợp cùng nhiều tháp nhọn.

Toàn bộ công trình được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer. Những hoa văn hình sen hay những bức phù điêu và tượng đắp nổi mang đậm dấu ấn Angkor luôn hiện hữu trong từng không gian của chùa.

Du khách thỏa sức sống ảo tại đây.

Đến với chùa Ghoshitaram, bạn sẽ được thỏa sức “sống ảo” với không gian không khác gì những ngôi chùa ở Thái Lan hay Campuchia.

Nhà hát Cao Văn Lầu

Bạc Liêu từ lâu đã được mệnh danh là cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ, nổi tiếng với bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Nhà hát nằm tại Quảng trường Hùng Vương thuộc địa bàn phường 1, TP. Bạc Liêu là nơi để vinh danh, tưởng niệm cố nhạc sĩ.

Nhà hát Cao Văn Lầu.

Công trình được thiết kế theo mô hình 3 chiếc nón lá biểu tượng gắn liền với đời sống và sinh hoạt của người dân Nam Bộ, đan xen nhau tạo nên kiến trúc lạ. Ba khối nhà hình nón lá được đặt bên cạnh hồ cảnh có diện tích 1.800 m2, giữa hồ là lối đi cho khách tham quan.

Chùa Xiêm Cán

Được mệnh danh là ngôi chùa tráng lệ bậc nhất xứ Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán là một trong những địa điểm không thể bỏ lỡ khi ghé thăm quê hương của “Công tử Bạc Liêu”.

Chùa Xiêm Cán khoác lên mình vẻ đẹp kỳ vĩ.

Vẫn là lối kiến trúc của những ngôi chùa Khmer, chùa Xiêm Cán sẽ khiến du khách không rời mắt với những chạm khắc tinh tế, tỉ mẫn đến từng chi tiết nhỏ trên từng cột trụ, mái hiên.

Cũng giống như chùa Ghoshitaram, màu sắc chủ đạo của chùa Xiêm Cán là sự kết hợp hài hòa giữ màu vàng đậm với màu đỏ cam nổi bật.

Quang Thiện

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi nhà có gác phơi...

0
(SGTT) - Từ những năm 1930, Hắc Công tử hay còn gọi là công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đã nổi danh là...

Festival nghề muối Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ...

0
Festival nghề muối Việt Nam sẽ được tổ chức lần đầu tiên ở Bạc Liêu, từ ngày 26 đến 28-12-2024, với tên gọi "Hành...

4 điểm du lịch đáng ghé thăm khi đến Bạc Liêu

0
(SGTT) - Nhà Công tử Bạc Liêu, tháp cổ Vĩnh Hưng, khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu và chùa Xiêm Cán là...

Kết hợp du lịch sinh thái từ công trình điện gió...

0
(SGTT) - Khu du lịch Điện gió Hòa Bình 1 của Công ty cổ phần Đầu tư Điện gió Hòa Bình 1, thành viên...

Bạc Liêu phát triển du lịch sinh thái rừng, nâng cao...

0
Ngoài vai trò chắn sóng biển, làm nơi cư trú cho các loài động vật hoang dã, những cánh rừng phòng hộ, rừng đặc...

Bạc Liêu: Bảo tồn nghệ thuật Đờn ca tài tử gắn...

0
Bạc Liêu được biết đến là một trong những cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - loại hình di...

Kết nối