(SGTT) - Những năm trở lại đây, người dân đã có thể chủ động tầm soát để đánh giá, phát hiện sớm gene đột biến có nguy cơ gây ung thư hoặc các căn bệnh hiếm gặp; từ đó hỗ trợ phòng ngừa và tầm soát sớm hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí y tế.
- Bộ Y tế sắp cấp hộ chiếu vắc-xin toàn quốc
- Khuyến cáo của bác sĩ khi chữa ho hậu Covid-19
- Giữa ma trận thuốc trị hậu Covid-19, người dân cẩn trọng kẻo ‘tiền mất, tật mang’
Trước đây, phương pháp xét nghiệm gene thường cho kết quả chậm, cần phải thực hiện nhiều lần và tốn kém do các bác sĩ cần phải xét nghiệm từng căn bệnh riêng biệt, dựa trên lựa chọn những chẩn đoán có tính chính xác cao nhất từ các triệu chứng và tiền sử bệnh của gia đình bệnh nhân.
Hiện quy trình thực hiện phương pháp xét nghiệm gene đã đơn giản hơn và có mức chi phí hợp lý hơn để nhiều người có thể dễ dàng tiếp cận.
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, quy trình xét nghiệm gene đã được đơn giản hóa; đồng thời có thể xác định chính xác hơn không chỉ bệnh ung thư mà các bệnh thần kinh vận động, bệnh Alzheimer, các bệnh liên quan đến tim mạch, chứng tự kỷ ở trẻ em…
Để hiểu rõ hơn, dưới đây là phần giải đáp cụ thể của TS. Bùi Chí Bảo, Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ - Quan hệ quốc tế, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM, về tầm quan trọng của việc ứng dụng xét nghiệm gene trong đời sống, quy trình xét nghiệm gene và những căn bệnh nào có thể được phát hiện nhờ phương pháp này.
Đón đọc Kỳ 2: Xét nghiệm gene đo trí thông minh của trẻ, nên hay không?
Phùng My - Minh Thảo