Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024

Cấp thuốc, thực phẩm và tư vấn cho F0 ở TPHCM điều trị tại nhà

Chiến lược điều trị Covid-19 đã thay đổi, không chỉ tập trung cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện mà sẽ mở rộng điều trị tại nhà, cơ sở dã chiến. Bộ Y tế sẽ thí điểm chương trình điều trị F0 có kiểm soát tại nhà và cộng đồng ở TPHCM trước khi mở rộng ra toàn quốc.
Chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện. Ảnh: moh.gov.vn

Thay đổi chiến lược điều trị

Theo số liệu từ trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp của Bộ Y tế, tính đến nay, cả nước đã có 255.748 người mắc Covid-19. Hiện có 157.978 người đang điều trị.

Số ca mắc tăng vọt trong đợt dịch lần thứ tư này do biến chủng Delta. Phân tích dịch tễ cho thấy, có khoảng 80% ca mắc là người không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, 20% là những người có biểu hiện vừa, trung bình.

Trong số 20% những trường hợp vừa và trung bình, có 5% chuyển biến nặng và 0,5-1% diễn tiến rất nặng. Từ phân tích này cùng với kinh nghiệm điều trị, Bộ Y tế đã đưa ra chiến lược điều trị mới.

Các bệnh viện tiếp tục được đầu tư, tăng thêm giường bệnh để điều trị cho bệnh nhân nặng. Bên cạnh đó, mô hình điều trị tại cộng đồng được mở rộng để giảm áp lực cho bệnh viện.

Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc đều chuẩn bị sẵn sàng ít nhất 40% giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19 khi dịch lan rộng nhằm đảm bảo người bệnh ở các tuyến có thể vào viện nhưng bệnh viện vẫn có thể điều trị cho các bệnh khác.

Bên cạnh đó, mô hình điều trị tại cộng đồng sẽ được mở rộng để khoảng 80% người mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà, cơ sở dã chiến.

Thí điểm điều trị F0 có kiểm soát tại nhà

Từ ngày 16-8 tới, Bộ Y tế sẽ thí điểm chương trình điều trị người nhiễm Covid-19 (F0) có kiểm soát tại nhà và cộng đồng ở TPHCM để làm cơ sở triển khai trên quy mô toàn quốc.

Chương trình có 3 hoạt động chính là lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc cộng đồng, cung cấp hộp thuốc cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe và nhận hỗ trợ tư vấn, quản lý sức khỏe trong phòng, chống dịch Covid-19.

Người nhiễm bệnh cũng được cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế họ tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với các cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng.

Cùng với đó là cung cấp gói thực phẩm cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà nhằm tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.

Việc cung cấp và sử dụng thuốc trong chương trình được tư vấn, hướng dẫn, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, ghi nhận và đánh giá bởi các chuyên gia, cán bộ y tế.

Hàng ngày, các F0 tự nguyện tham gia chương trình sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe, việc dùng thuốc và các tác dụng phụ có thể có bằng cách sử dụng nhật ký bệnh nhân điện tử qua cuộc gọi được lập trình từ hệ thống do Bộ Y tế quản lý.

Bộ Y tế giao Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Phổi Trung ương làm đầu mối phối hợp với các cơ sở khẩn trương triển khai thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ và vừa.

Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu tại cơ sở y tế, Bộ Y tế giao Đại học Y dược TPHCM và Trường Đại học Y tế công cộng trực tiếp triển khai chương trình thí điểm tại cộng đồng.

Dựa trên kết quả thực hiện, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng chương trình với các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân tại các địa phương khác đang có dịch.

Thuốc có thể sử dụng để điều trị tại nhà cho F0 trong chương trình thí điểm trên là Molnupiravir do hãng dược phẩm Merck của Mỹ và công ty Ridgeback Biotherapeutics của Đức nghiên cứu và phát triển. Đây là một trong những thuốc kháng virus giúp giảm nhanh nồng độ virus trong cơ thể người nhiễm.

Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir tại Mỹ, Ấn Độ đã cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị.

Minh Duy

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối