Thứ ba, Tháng tư 15, 2025

Bị chấn thương, không nên bó thuốc nam

Kim Thư-

Chấn thương là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ai. Thế nhưng, mọi người không nên bó thuốc nam vào vết thương, việc làm này sẽ gây ra những tai biến về sau.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, trong quá trình khám chữa bệnh, bản thân ông đã gặp khá nhiều trường hợp bị tai biến do sử dụng thuốc nam trong điều trị chấn thương. Cách đây không lâu, có một cụ già đến khám trong tình trạng tay bị hoại tử. Theo lời kể của cụ, cụ bị đau tay do chấn thương nhẹ. Thay vì tới khám tại các bệnh viện chuyên khoa, cụ tìm đến thầy lang để đắp thuốc. Chỉ sau 2 ngày, tay cụ bắt đầu sưng và có dấu hiệu hoại tử. Trong trường hợp đó, bác sĩ đã phải lập tức tháo khớp vai để cứu tính mạng của người bệnh.

Thực tế, hiện vẫn có một số trường hợp bị tổn thương được đắp lá lành bệnh. Thế nhưng theo vị chuyên gia này, những trường hợp đó, có thể bị tổn thương nhẹ và dù không được đắp gì vết thương vẫn sẽ lành.

“Cho nên, dù bị chấn thương như thế nào, mọi người tuyệt đối không được đi bó lá thuốc nam. Trong những trường hợp bong gân, trật khớp, bó lá chỉ có tác dụng dùng sức nóng để giảm đau tạm thời, nhưng sẽ làm mạch máu giãn nở khiến máu bầm ra nhiều gây sưng nề và đau nhức nhiều hơn. Nếu bó trong thời gian dài, dây chằng có khả năng bị xơ chai khiến cổ chân không được linh hoạt như trước. Thứ hai, sức nóng từ thuốc nam sẽ làm cho máu bầm ra nhiều, gây sưng đau. Thứ ba, việc bó thuốc làm cho tình trạng lưu thông máu ở chân bị rối loạn, có thể gây sưng, viêm và hoại tử như trường hợp cụ già nêu trên. Cho đến thời điểm này, thuốc nam vẫn chưa được khoa học chứng minh có tác dụng trong việc chữa trị những thương tổn ở cơ, xương, khớp. Vì thế, mọi người nên cẩn thận, khi gặp những chấn thương, nên tới cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán bệnh”, vị chuyên gia này khuyến cáo.

Cũng theo vị chuyên gia trên, việc xử trí chính xác các chấn thương rất quan trọng vì nó sẽ giúp tổn thương nhanh phục hồi. Còn nếu làm sai sẽ có tác dụng ngược lại. Để xử trí một chấn thương, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, người bệnh cần được nghỉ ngơi ngay sau khi bị chấn thương. Điều này giúp tránh gây thêm những tổn thương cho các cơ, dây chằng, bên cạnh đó, cũng giúp cơ thể có đủ năng lượng cần thiết để tự chữa lành vết thương.

Thứ hai, dù chấn thương nặng hay nhẹ cũng nên được chườm lạnh ngay tức thì, nên nhớ không được chườm lạnh trực tiếp vì sẽ gây phỏng da và không bao giờ chườm lạnh quá 15-20 phút vì có thể làm da bị tổn thương. Tuyệt đối không được xoa bóp, chườm nóng hay bôi thuốc vào vết thương, vì sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lành không tốt. Thứ ba, nên băng ép vết thương để giúp giảm sưng, giảm đau. Sau đó, cần nâng vết thương lên cao để hạn chế tình trạng bị viêm sưng.

Nếu sau ba ngày vẫn còn sưng đau, không đi được thì tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị thích hợp.

khong-bo-thuoc-nam-2

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cách chống hạt vi nhựa từ chính trái cây, rau củ...

0
(SGTT) – Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trái cây hay rau củ có chứa thành phần anthocyanin, có thể giúp bảo vệ...

Đến Paris ngắm sắc hoa xuân tại vườn Tuileries

0
(SGTT) - Dưới ánh nắng cuối Xuân, vườn Tuileries – nằm giữa bảo tàng Louvre và quảng trường Concorde – mang một diện mạo...

Bác sĩ cảnh báo những mối nguy hại khó lường khi...

0
(SGTT) - Việc sử dụng sữa giả, không đạt chuẩn chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và...

Hiểu đúng sữa non để tránh mua phải hàng ‘giả’

0
(SGTT) - Sữa non (colostrum) là loại sữa đầu tiên mà tuyến vú của động vật có vú (bao gồm cả người) tiết ra...

Về Đồng Tháp ngắm phượng vĩ khoe sắc bên bờ kênh...

0
(SGTT) – Con đường hoa phượng tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến nổi bật của miền Tây...

Sức ép thuế quan và thách thức với tăng trưởng kinh...

0
(SGTT) - Kinh tế quí 1 vẫn tăng trưởng ở mức ổn định, nhưng áp lực của năm trở nên rõ rệt hơn khi...

Kết nối