(SGTT) - Sáng nay, 17-7, Bộ Y tế thông báo 2.105 ca mắc Covid-19 mới do lây nhiễm trong nước tai 18 tỉnh, thành; riêng TPHCM có 1.769 ca. Tính từ ngày 27-4-2021 (đợt dịch thứ 4) đến nay, TPHCM đã ghi nhận 25.682 ca nhiễm Covid-19.
- TPHCM tính phương án giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm thời gian nữa, cân nhắc mở lại chợ
- Tối 16-7: Thêm 1.898 ca Covid-19, nâng tổng số ca mắc trong ngày lên 3.336
- Xét nghiệm viên, những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid-19 tại TPHCM
Trong đó, 1 ca cách ly ngay sau nhập cảnh ngay tại An Giang.
Các thuốc điều trị Covid-19 sẵn có và đang thử nghiệm, mang lại hy vọng
Phần lớn sự chú ý của thế giới hiện đang tập trung vào việc cung cấp vắc xin Covid-19 để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần những biện pháp can thiệp khác để đối phó với sự tiến hóa tiềm ẩn của virus này.
Các nhà nghiên cứu đang chịu một áp lực đáng kể trong "cuộc chạy đua" tìm ra phương pháp chữa trị bệnh Covid-19, theo cách mà các nhà khoa học đã thành công trong việc tìm ra thuốc kháng virus đối với virus HIV (gây AIDS) và virus HBV (gây viêm gan B).
Theo Tuổi Trẻ, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả cho bệnh Covid-19. Tuy nhiên, một số liệu pháp trong điều trị Covid-19 được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp bao gồm:
- Thuốc kháng virus: Cho đến nay, remdesivir là thuốc kháng virus duy nhất được phê duyệt trong điều trị Covid-19 vào tháng 10 năm ngoái. Thuốc này được phát triển gần một thập niên trước và cho thấy hiệu quả chống lại các virus khác bao gồm SARS và MERS.
Các nghiên cứu cũng cho thấy remdesivir có khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19 diễn tiến nặng thông qua ức chế hiệu quả sự nhân lên của virus SARS-CoV-2. Dẫu vậy hiệu quả của thuốc này được cho là vẫn còn khá khiêm tốn.
- Thuốc kháng viêm: FDA cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc kháng viêm dạng corticosteroid dexamethasone để điều trị Covid-19 trong một số trường hợp. Dexamethasone có khả năng giảm tổn thương phổi thông qua hoạt tính kháng viêm.
- Liệu pháp miễn dịch: FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho liệu pháp truyền huyết tương (máu) chứa kháng thể kháng virus SARS-CoV-2. Loại huyết tương này được lấy từ người mắc Covid-19 đang hồi phục để điều trị Covid-19. Liệu pháp này có thể được sử dụng đối với các trường hợp nhập viện mới bị bệnh hoặc có hệ miễn dịch yếu.
Bên cạnh đó, hiện nay có một số ứng viên tiềm năng khác đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Trong đó phải kể đến là molnupiravir được nghiên cứu và phát triển tại Đại học bang Georgia, Mỹ thông qua ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2.
Công ty MERCK đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 với molnupiravir vào tháng 4 năm nay. Kết quả cho thấy molnupiravir có hiệu quả ở nhóm người mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng lại không có hiệu quả đối với nhóm bệnh nhân nhập viện có diễn tiến bệnh nặng. Kết quả giai đoạn 3 sẽ được công bố trong vài tháng tới trên nhóm người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Tóm lại, các thuốc điều trị Covid-19 sẵn có và đang thử nghiệm mang lại niềm hy vọng và là một kế hoạch dự phòng cho những người chưa được tiêm chủng vắc-xin.
Hiệp Trần tổng hợp
Chương trình “Saigon Times – Nối vòng tay lớn” với chủ đề “Đồng hành chống dịch” được phát động vào ngày 2-6-2021. Với vai trò là cầu nối, Kinh tế Sài Gòn tiếp tục kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm để cùng chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Chương trình sẽ nhận hiện kim, vật phẩm từ các tổ chức, cá nhân đóng góp và sau đó sẽ trao tặng lại cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn trong các vùng dịch tại TPHCM cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. Xem chi tiết tại đây.