Thứ bảy, Tháng mười một 9, 2024

Phạt 10 triệu đồng đối tượng nuôi nhốt khỉ trái phép ở Lâm Đồng

(SGTT) - Trong tháng 6 vừa qua, cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt hành chính một đối tượng 10 triệu đồng cho hành vi nuôi nhốt trái phép một cá thể khỉ đuôi dài. Trước đó, đối tượng này thường xuyên rao bán, quảng cáo nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm trên mạng xã hội.

Theo bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc phụ trách Chính sách và Pháp luật của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) chia sẻ trong thông cáo báo chí: “ENV hoan nghênh quyết định xử phạt của cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt và hy vọng các cơ quan chức năng trên cả nước sẽ quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý các vi phạm về khỉ để góp phần răn đe và xóa bỏ tình trạng nuôi nhốt, buôn bán khỉ bất hợp pháp".

Để nâng cao nhận thức của cộng động, chấm dứt hoạt động nuôi nhốt, buôn bán khỉ bất hợp pháp, từ năm 2020, ENV đã đẩy mạnh chiến dịch truyền thông “Khỉ không phải thú cưng”.

Bộ phim truyền thông về khỉ cùng tên với chiến dịch của tổ chức này lên sóng hồi cuối tháng 2 đã chạm đến trái tim của nhiều người bởi những hình ảnh chân thực, xúc động. Xuất hiện trong clip là hàng loạt những hình ảnh thương tâm của chú khỉ trong những vụ việc có thực đã từng được thông báo đến Phòng bảo vệ động vật hoang dã của ENV.

Khỉ là động vật hoang dã và thuộc về tự nhiên. Ảnh: ENV

Trước đó, theo ghi nhận của ENV, từ năm 2010 đến hết năm 2020, cả nước đã có 2.962 vụ vi phạm liên quan đến khỉ, khoảng 80% trong số đó là các vụ việc buôn bán, nuôi nhốt trái phép liên quan đến 2.545 cá thể khỉ. Tính riêng trong các vụ buôn bán, nuôi nhốt này, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận hoặc tịch thu 1.038 cá thể khỉ còn sống.

Những con số này không chỉ là gánh nặng rất lớn của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc xử lý mà còn là một thách thức cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trên cả nước khi nhu cầu cứu hộ khỉ ngày một tăng cao.

Bất chấp quy định của pháp luật, tình trạng buôn bán, quảng cáo khỉ vẫn diễn ra tràn lan, đặc biệt là trên các hội nhóm, trang mạng xã hội. Số lượng khỉ bị nuôi nhốt trái phép tại các hộ dân, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn cũng rất phổ biến.

Khỉ là động vất hoang dã và chúng thuộc về tự nhiên. “ENV khuyến khích người dân không nuôi nhốt khỉ hay các loài động vật hoang dã khác để làm cảnh và thông báo các vi phạm về động vật hoang dã đến đường dây nóng miễn phí 1800-1522 để góp phần bảo vệ khỉ và các loài động vật hoang dã khác”, bà Hà gửi thông điệp đến cộng đồng trong thông cáo báo chí.

 

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bắt đầu mùa ra biển làm ‘bà đỡ’ cho những mẹ...

0
(SGTT) - Vào hè, nhiều bãi biển trên cả nước lại chào đón những cá thể rùa lên đẻ trứng, đây cũng là thời...

Giao rùa biển quý hiếm từ thông tin của báo SGTT...

0
(SGTT) - Ngày 19-5, Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan này vừa tiếp nhận và bàn giao 1 cá...

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể rùa biển 7kg...

0
(SGTT) - Trong quá trình mua hải sản ở Tiền Giang, một đàn ông phát hiện cá thể rùa biển nên mua lại. Người...

Mua bán 5 trứng rùa biển, phạt 24 tháng tù và...

0
(SGTT) - Tòa án Nhân dân huyện Côn Đảo vừa xét xử 2 đối tượng mua trứng rùa biển, một đối tượng cung cấp...

Chung tay ngăn chặn mua bán chim hoang dã

0
(SGTT) - Ngày 19-4, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế...

Cò về rồi sẽ lại ra đi?

0
(SGTT) - Đã lâu lắm, tính ra cũng gần mười năm tôi mới được thấy cò về làng ở quê nhà Hà Tĩnh nhiều...

Kết nối