Thứ ba, Tháng hai 11, 2025

Một Sài Gòn như trong hình dung…

Lướt qua các bài thi từ cuộc thi ý tưởng thiết kế “Làm đẹp Sài Gòn - Saigon Makeover” (vừa kết thúc hôm Chủ nhật 19-10 vừa qua) có thể thấy một Sài Gòn tương lai tiện nghi, sinh động và nhân văn qua hình dung của người trẻ. Đôi khi, chỉ bằng cách thay đổi một chút về màu sắc và bổ sung thêm các công trình kiến trúc ứng dụng.

Táo bạo, bay bổng, nhân văn

“Saigon Makeover” hướng đến đối tượng những người trẻ đam mê nghệ thuật hiện đang sinh sống tại TPHCM, do Global Shapers (nhóm Những nhà kiến tạo toàn cầu) – một cộng đồng của Diễn đàn kinh tế thế giới, với 22 lãnh đạo từ 18 đến 32 tuổi tổ chức.

Thí sinh tham gia cuộc thi sẽ phải chụp lại một không gian hoặc địa điểm tại TPHCM. Sau đó, dùng đồ họa để thiết kế lại bề mặt không gian theo ý tưởng của cá nhân và viết một diễn giải ngắn về tác phẩm. Bằng cách này, những nhà thiết kế trẻ có cơ hội “tô, vẽ” và phác họa một Sài Gòn trong tương lai theo cảm nhận riêng của họ.

“Hồ Con Rùa có rùa”, tác giả Phạm Duy Thiện. Ảnh: Ban tổ chức
“Hồ Con Rùa có rùa”, tác giả Phạm Duy Thiện. Ảnh: Ban tổ chức

Theo chị Lưu Võ Kim Vy, đại diện truyền thông của ban tổ chức, tuy thời gian phát động chỉ kéo dài chưa đầy hai tháng (từ khoảng giữa tháng 6 đến tháng 8-2014) nhưng ban tổ chức nhận được rất nhiều ý tưởng táo bạo, sáng tạo của các thí sinh, và nhiều người trong số họ là dân không chuyên. Qua cái nhìn của người trẻ, có thể thấy được mong muốn của họ về một thành phố đề cao sự kết nối cộng đồng, biết trân trọng lịch sử, văn hóa, biết nối kết truyền thống và tương lai.

Hay nói như ông Phạm Trần Hải, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đô thị, là một trong bốn giám khảo của cuộc thi, thì thí sinh tham gia “Saigon Makeover” đều có những điểm chung là sự nhiệt huyết, lãng mạn, sáng tạo và trăn trở với cảnh quan đô thị của TPHCM. Họ mong muốn không gian công cộng của thành phố trở nên hấp dẫn, sinh động, tiện nghi và nhân văn hơn.

Một trong những bài thi gây ấn tượng mạnh với ban tổ chức là của một thí sinh người nước ngoài khi anh biến tòa nhà cao nhất thành phố – Bitexco Financial Tower – trở thành một mô hình tàu lượn siêu tốc khổng lồ. Cũng theo chị Kim Vy, tuy đây là một ý tưởng gây được sự chú ý từ phía ban tổ chức lẫn công chúng nhưng lại thiếu tính khả thi của dự án.

Một số ý tưởng khác cũng được ban tổ chức đánh giá cao, như “Đèn giao thông thân thiện” của tác giả Nguyễn Nguyên Thông, khi đưa ra giải pháp cột đèn tín hiệu giao thông sẽ có thêm mái che nắng, bảng điện tử hiển thị thông tin thời tiết, thời sự, kết hợp trà đá miễn phí cho mọi người. Trong khi đó, “Bến Bình Đông – Burano của Sài Gòn” của tác giả Nguyễn Hoàng Phát với việc tô điểm cho những ngôi nhà ở bến Bình Đông trở thành một bức tranh đầy màu sắc, giúp xóa mờ ranh giới giàu nghèo ở Sài Gòn.

Ý tưởng “Trống đồng xanh” của tác giả Nguyễn Trung Túc, đề xuất việc trồng cây và cắt tỉa sáng tạo bãi cỏ trước sân Hội trường Thống Nhất thành họa tiết hình trống đồng, chim lạc vừa đóng góp màu xanh cho thành phố, vừa thể hiện những câu chuyện kể về văn hóa Việt Nam, những thăng trầm lịch sử, và trao gửi thông điệp hòa bình đến bạn bè quốc tế.

[box type="download"] Giải nhất: “Hồ Con Rùa có rùa” của thí sinh Phạm Duy Thiện - tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc, Khoa Quy hoạch đô thị.

Tác giả Phạm Duy Thiện, giải nhất cuộc thi Saigon Makeover. Ảnh: Ngọc Minh
Tác giả Phạm Duy Thiện, giải nhất cuộc thi Saigon Makeover. Ảnh: Ngọc Minh

Anh Duy Thiện đến với cuộc thi một cách tình cờ thông qua Facebook và chỉ có bốn ngày để hoàn thiện tác phẩm. Nói về việc hình thành ý tưởng cho tác phẩm, anh Duy Thiện chia sẻ: “Tôi đã có thắc mắc từ lâu là sao hồ Con Rùa lại không có rùa trong hồ và nước hồ lại đục, tối sầm và trông rất nhàm chán. Nhờ cuộc thi, tôi mới bắt đầu hình thành ý tưởng làm sao để “hồ Con Rùa có rùa”, làm mới nó bằng cách thay lớp bê tông xám xịt dưới hồ bằng việc ốp gạch gốm trang trí được bố cục tạo hình thành những chú rùa khổng lồ đang bơi trong bể, những đàn cá bơi tung tăng đầy màu sắc… Chính lớp gạch gốm trang trí đó sẽ làm cho không gian trong hồ Con Rùa sáng hơn đồng thời mặt nước sẽ trong trẻo hơn. Và trong mắt mọi người hồ Con Rùa sẽ thật rạng ngời và mới mẻ”.

Giải nhì: “Đất lành” của thí sinh Nguyễn Anh Việt.

- Tác phẩm do cộng đồng mạng bình chọn: “Một chỗ để ngồi” của thí sinh Nguyễn Nhật Duy.

Ngoài ra ban tổ chức còn trao giải khuyến khích cho 20 thí sinh khác.[/box]

Tác phẩm “Bến Bình Đông – Burano của Sài Gòn”, tác giả Nguyễn Hoàng Phát. Ảnh: Ban tổ chức
Tác phẩm “Bến Bình Đông – Burano của Sài Gòn”, tác giả Nguyễn Hoàng Phát. Ảnh: Ban tổ chức
“Còn đó những chứng nhân”, tác giả Nguyễn Bảo Tùng. Ảnh: Ban tổ chức
“Còn đó những chứng nhân”, tác giả Nguyễn Bảo Tùng. Ảnh: Ban tổ chức
“Trống đồng xanh”, tác giả Nguyễn Trung Túc. Ảnh: Ban tổ chức
“Trống đồng xanh”, tác giả Nguyễn Trung Túc. Ảnh: Ban tổ chức

Có tính khả thi

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, nhiều tác giả bày tỏ mơ ước của họ về một Sài Gòn gìn giữ được nhiều mảng xanh và các công trình di tích lịch sử trong tương lai. Nguyễn Bảo Tùng, 20 tuổi, sinh viên trường Đại học Văn Lang – tác giả ý tưởng “Câu chuyện của những người cô đơn” – nói rằng việc đô thị hóa nhanh, mật độ dân số tăng kéo theo sự thu hẹp mảng xanh thành phố dường như càng làm con người xa cách nhau hơn. Một thành phố dù hiện đại, tiện nghi bao nhiêu thì giá trị cốt lõi vẫn là lịch sử và văn hóa thông qua các công trình di tích.

Với Nguyễn Thị Ngọc Thảo, sinh viên năm 3 ngành đồ họa trường Đại học Văn Lang, một trong hai tác giả ý tưởng “Nhà chờ xe buýt xanh”, thì Sài Gòn chỉ đẹp khi phát triển đô thị gắn liền với bảo vệ môi trường, mà việc tiên quyết là giữ được mảng xanh cho thành phố.

Đâu là đầu ra cho những ý tưởng bay bổng và tích cực trên? Ông Phạm Trần Hải chia sẻ: “Khi xem xét các ý tưởng, Ban tổ chức Saigon Makeover đưa ra ba tiêu chí có “sức nặng” ngang nhau, đó là viability (tạm dịch là tính khả thi), visuality (tính hiển thị đối với công chúng) và creativity (tính sáng tạo); có nghĩa là tính khả thi của ý tưởng cũng có “sức nặng” không hề kém tính sáng tạo của nó. Tôi nghĩ, hầu hết các ý tưởng đều có tính khả thi nhất định, ở các mức độ khác nhau. Để thực thi các ý tưởng, tìm kiếm nguồn lực tài chính thường là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, các ý tưởng cũng cần được điều chỉnh ở mức độ nhất định nào đó để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về thiết kế cảnh quan đô thị, tầm nhìn, an toàn và trật tự đô thị”.

Độc giả quan tâm đến cuộc thi có thể truy cập trang web www.saigonmakeover.com.

Kiều Giang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bình Phước dự kiến hoàn thành cao tốc TPHCM – Thủ...

0
(SGTT) - Dự án cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Phước dài 6,6km được UBND tỉnh phê...

Những lỗi vi phạm giao thông phổ biến và mức phạt...

0
(SGTT) - Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bắt đầu...

Hàng ngàn người tham gia rước nước tại lễ hội đền...

0
(SGTT) – Chiều 10-2 (nhằm ngày 13 tháng Giêng), tại di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị...

Gợi ý các kiểu make up cho ngày Valentine 

0
(SGTT) - Valentine là một trong những dịp để phái đẹp tỏa sáng với những bộ quần áo "điệu đà" cùng các lựa chọn...

Cúm mùa không ảnh hưởng tour du lịch Nhật Bản, Đài...

0
(SGTT) -  Dù có một số quan ngại, thực tế cho thấy dịch cúm chưa ảnh hưởng đến quyết định du lịch của khách...

Đề xuất thương nhân xăng dầu phải kết nối dữ liệu...

0
(SGTT) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư quy định chi tiết một số điều của nghị định...

Kết nối