Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

TPHCM: Các loại hình vận chuyển 2 bánh vẫn được hoạt động

Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa có văn bản số 6346/TB-SGTVT thông báo về việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ và đường thuỷ đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM, theo Trung tâm Báo chí TPHCM.
Theo đó, Văn bản chỉ điều chỉnh hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ô tô và đường thủy; có thể hiểu xe ôm công nghệ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của văn bản này, tức vẫn được phép hoạt động.

Văn bản quy định kể từ 0:00 ngày 20-6-2021 đến khi có thông báo mới, thành phố tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ trên địa bàn bằng xe buýt, xe vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh và xe trung chuyển, xe taxi (trừ các phương tiện được Sở Giao thông Vận tải công bố hoạt động phục vụ vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết), xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách.

Canh tranh giữa Grab và Gojek đã ra khỏi giới hạn của những ứng dụng gọi xe. Ảnh minh họa: Bloomberg

Các trường hợp được phép hoạt động phải đáp ứng theo đánh giá mức độ an toàn đối với hoạt động giao thông vận tải trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Trong đó, tất cả các chuyến xe hợp đồng (trừ các phương tiện nêu trên) và xe du lịch khi hoạt động đều phải đảm bảo việc vận chuyển tối đa không quá 50% sức chứa, không quá 10 người/chuyến (kể cả lái xe, nhân viên phục vụ trên xe). Tất cả người ngồi trên xe buộc phải đeo khẩu trang đúng cách, ngồi xen kẽ, ngồi cách hàng ghế và bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định. Trên xe phải có trang bị dung dịch khử khuẩn phục vụ hành khách và thực hiện việc khử khuẩn sau mỗi chuyến vận chuyển, hàng ngày. Hành khách không chấp hành theo quy định sẽ bị từ chối vận chuyển.

Đối với các chuyến xe đưa đón công nhân, nhân viên và chuyên gia trước khi hoạt động phải khử khuẩn. Người ngồi trên xe phải đeo khẩu trang, thực hiện rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, được kiểm tra y tế trước khi lên xe và khai báo y tế theo quy định.

Người đứng đầu đơn vị phải quy định cụ thể và cố định tuyến, chuyến xe, người ngồi trên xe để đảm bảo công tác truy vết khi có xảy ra tình huống dịch bệnh Covid-19. Tất cả các chuyến xe đều phải đảm bảo việc vận chuyển tối đa không quá 50% sức chứa, không quá 20 người/chuyến, ngồi xen kẽ, ngồi cách hàng ghế.

Xe taxi được Sở Giao thông Vận tải công bố hoạt động phục vụ vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết và xe hợp đồng dưới 9 chỗ không sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách phải vận chuyển không quá 50% sức chứa. Tất cả người ngồi trên xe phải thực hiện khai báo y tế và đeo khẩu trang khi sử dụng dịch vụ theo đúng quy định. Trên xe có trang bị nước sát khuẩn và thực hiện việc khử khuẩn phương tiện hằng ngày.

Đồng thời, từ chối vận chuyển hành khách không chấp hành theo quy định. Không sử dụng hệ thống điều hòa và bắt buộc mở cửa kính xe trong quá trình phục vụ hành khách.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tạm dừng hoạt động các tuyến buýt sông, tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu, tuyến tàu cao tốc Sài Gòn - Cần Giờ - Vũng Tàu và các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa vận tải hành khách.

Các trường hợp được phép hoạt động bao gồm các bến phà (Cát Lái, Bình Khánh và Cần Giờ - Cần Giuộc) và các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa vận tải hành khách (Cần Thạnh - Thạnh An, Cần Thạnh - Thiềng Liềng, Phú Xuân - Phước Khánh). Tuy nhiên, các tuyến phải đáp ứng theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn hoạt động giao thông vận tải trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố. Trong đó lưu ý phải đảm bảo việc vận chuyển hành khách tối đa không quá 50% sức chở của phương tiện, tất cả người trên phương tiện phải đeo khẩu trang và khai báo y tế bắt buộc theo quy định.

Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng được giao triển khai đến các đơn vị kinh doanh vận tải xe buýt và thông tin cho người dân biết, có kế hoạch đi lại cho phù hợp trong thời gian nêu trên. Tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch bệnh và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP để kịp thời tham mưu, đề xuất Sở Giao thông Vận tải xem xét.

Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị khai thác bến xe, bến phà, bến khách ngang sông và bến thủy nội địa, các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng đường bộ và đường thủy cần thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19/6/2021 của Chủ tịch UBND TP và phương án tổ chức hoạt động vận tải của các địa phương liên quan.

Riêng Thanh tra Sở Giao thông Vận tải chủ động và phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định.

Theo Trung tâm Báo chí TPHCM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

TPHCM ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

0
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện ca bệnh...

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Nhiều địa phương vẫn cách ly người đến từ TPHCM

0
(SGTT) - Lai Châu, Bình Định là những địa phương vẫn áp dụng biện pháp cách ly, theo dõi y tế đối với người...

Kết nối