Chủ Nhật, Tháng tư 6, 2025

Thầy giáo mê toán và yêu nhạc

Mạnh Hoài Nam -

Thầy giáo Nguyễn Tước (sinh năm 1964) hiện đang là giáo viên dạy toán tại trường THPT Lê Trung Kiên, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Ông là người học chuyên toán nhưng đam mê sáng tác nhạc, làm thơ. Hai bài hát Nụ hoa ấy và Nỗi lòng người thôn nữ ông viết trên nền giai điệu valse và ballad trữ tình được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

IMG_4529Ông Nguyễn Tước chơi đàn và hát các ca khúc do mình sáng tác.

Thuở nhỏ, Nguyễn Tước học trường Tiểu học cộng đồng Bàn Thạch, nay là trường Tiểu học số 3 Hòa Xuân Đông (huyện Đông Hòa); tiếp tục học trường cấp 2 Hòa Xuân, nay là trường THCS Nguyễn Chí Thanh (huyện Đông Hòa). Sau đó học trường THPT Ngô Gia Tự, thành phố Tuy Hòa, (Phú Yên). Trước đây ông là học sinh giỏi toán của tỉnh Phú Khánh (bây giờ là tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa). Từ năm 1982 đến năm 1986, là sinh viên lớp toán khóa 6, trường Đại học Đà Lạt.

Ca khúc Nỗi lòng người thôn nữ đã được Nguyễn Tước sáng tác vào năm 1986 khi còn là sinh viên Khoa Toán, trường Đại học Đà Lạt nhưng tác giả phải “giấu” trong lòng đến 25 năm sau mới đăng ký bản quyền.

Ông kể hồi là sinh viên học ở Đà Lạt, ông có yêu một người con gái ở quê, người ấy làm nghề thợ may. Theo ông, thợ may lúc đó “có giá” lắm! Còn sinh viên đại học như ông cũng hiếm hoi, lúc đó quê ông còn là huyện Tuy Hòa, năm cuối cấp 3 chỉ có 10 người thi đậu đại học. Chàng trai học đại học, cô gái ở quê nhà yêu nhau, nhớ nhau gửi thư tâm sự. Có những lá thư cô gái ở quê nhà gửi lên, đọc dòng thơ trải dài theo những dòng nhớ, và sau những đêm nằm “gác tay lên trán”, ông viết ra ca khúc Nỗi lòng người thôn nữ như Ngày qua anh ở bên em, trời xanh tươi thắm hương tình tơ duyên/Giờ đây anh đã đi rồi, cỏ cây mây gió như buồn như mong…

Còn ca khúc Nụ hoa ấy, ban đầu là bài thơ sáng tác năm 2011, sau đó những nốt nhạc trong đầu tuôn ra. “Làm thơ xong cảm xúc dâng trào tôi phổ nhạc bài thơ luôn, chứ lúc đầu không “cố ý”. Phổ nhạc xong, ông đưa bạn bè hát, nhiều người rất thích”, ông Tước nói.

Sau đó ông gửi ca khúc Nụ hoa ấy kèm theo Nỗi lòng người thôn nữ đến Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để đăng ký bản quyền, được cơ quan này cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả vào ngày 27-9-2011.

Ông Ngô Viết Hải, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Đông Hòa cho biết, thầy Tước dạy toán nhưng có năng khiếu làm thơ, sáng tác
nhạc, đã tham gia và đóng góp nhiều vào việc xây dựng phong trào văn nghệ và hoạt động xã hội của nhà trường cũng như ngành văn hóa của huyện Đông Hòa. Hai ca khúc Nụ hoa ấy và Nỗi lòng người thôn nữ của thầy Tước được thể hiện nhiều trong các hội nghị, hội thảo của huyện, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong người dân huyện Đông Hòa và tỉnh Phú Yên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá thác Nặm Me, chèo sup trên hồ Na Hang...

0
(SGTT) - Thác Nặm Me và hồ Na Hang ở Tuyên Quang thu hút du khách bởi cảnh quan hùng vĩ, không khí trong...

Hiểu nhanh văn hóa ẩm thực Địa Trung Hải chỉ trong...

0
(SGTT) - Khác với những nền ẩm thực sử dụng nhiều gia vị đậm đà hay cách chế biến cầu kỳ, ẩm thực Địa...

Đoàn tàu đầu tiên chở khối diễu binh, diễu hành dịp...

0
(SGTT) - Trưa nay (5-4), đoàn tàu đầu tiên chở khối diễu binh, diễu hành của Bộ Quốc phòng từ Hà Nội đã đến...

Bữa sáng bình dị với tô cháo bạch quả, giá 12.000...

0
(SGTT) - Chọn giá bán bình dân, quầy ăn núp hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 5 của hai cô người Hoa lúc nào cũng...

TPHCM lỗ 2,2 tỉ đồng sau 4 năm thu phí ô...

0
(SGTT) - Sau bốn năm thu phí ô tô đậu dưới lòng đường, TPHCM ghi nhận khoản lỗ 2,2 tỉ đồng dù doanh thu...

Hà Nội rào chắn quanh quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục

0
(SGTT) - Từ ngày 7-4 đến ngày 30-4, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức rào chắn và hạn chế xe qua khu...

Kết nối