Thứ tư, Tháng năm 28, 2025

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức cao trong tuần đầu tháng hai

(SGTT) - Trong tuần đầu tiên của tháng 2, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiễm mặn sẽ tăng cao trong khoảng 2-3 ngày đầu tuần, sau đó giảm dần vào những ngày cuối tuần. Mức độ xâm nhập cao nhưng không bằng mức cao nhất của tháng 2 năm trước.
Nhân viên Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng đo nồng độ mặn ở huyện Kế Sách. Ảnh: TTXVN

Theo ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 1 đến ngày 10-2, mức độ xâm nhập mặn sẽ tăng cao vào các ngày đầu tuần và giảm dần vào cuối tuần, TTXVN đưa tin.

Tại phần lớn các trạm quan trắc, độ mặn cao nhất trong thời gian này dự kiến sẽ thấp hơn so với mức cao nhất của tháng 2-2024. Riêng khu vực Trà Vinh có thể có một số trạm ghi nhận độ mặn vượt trội hơn.

Trong thời gian này, độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu vào các con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây sâu khoảng 45-50km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại khoảng 40-45km; sông Hàm Luông khoảng 40-50km; sông Cổ Chiên khoảng 45-55km; sông Hậu khoảng 45-55km; sông Cái Lớn khoảng 30-40km.

Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long có khả năng tập trung vào tháng 2-3/2025, từ ngày 10 đến 16-2 và từ ngày 27-2 đến ngày 4-3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4-2025, từ ngày 10 đến ngày 15-3; từ ngày 29-3 đến ngày 2-4; từ ngày 27-4 đến ngày 1-5.

Nước mặn ở ĐBSCL đang xâm nhập ngày càng sâu hơn, tùy thuộc vào lượng nước từ sông Mekong, thủy triều và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Các địa phương cần theo dõi thông tin dự báo thời tiết thường xuyên và có kế hoạch ứng phó với nước mặn. Mức độ nguy hiểm do nước mặn gây ra hiện đang ở mức 2.

Các địa phương cũng cần tận dụng tối đa thời điểm triều thấp để tích trữ nước ngọt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Đồng thời, cần có biện pháp hạn chế tưới tiêu để giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất.

Người dân cần chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, trồng cây ngắn ngày chịu mặn, chuyển đổi con giống phù hợp.

Ngoài ra, nông dân cũng cần kiểm tra độ mặn trước khi tưới, lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt, lắp đặt hệ thống lọc nước mặn,

Người nuôi cần theo dõi và quan trắc độ mặn của môi trường nuôi thường xuyên, theo dõi thông tin dự báo thời tiết và xâm nhập mặn thường xuyên để có các biện pháp ứng phó.

Gia Nghi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Xem xét tạo điều kiện nhà đầu tư, chuyên gia nước...

0
(SGTT) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam nới lỏng một số điều kiện...

Hạn chế xe cộ vào đường Lê Duẩn để thi công...

0
(SGTT) - Để đảm bảo công tác thi công các hạng mục mừng lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Siêu thị, dịch vụ ăn uống kín khách ngày nghỉ lễ...

0
(SGTT) - Trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch), các nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương...

Công đoàn dự kiến đề xuất tăng lương tối thiểu vùng...

0
(SGTT) - Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam dự kiến đề xuất tăng lương tối thiểu vùng vào đầu tháng 3 sau...

Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp...

0
(SGTT) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao...

Người dân TPHCM xuống phố ‘trẩy hội’ ngày đầu năm mới

0
(SGTT) – Ngày đầu năm mới 2025, nhiều bạn trẻ và gia đình ở TPHCM tranh thủ xuống phố vui chơi. Ghi nhận tại...

Kết nối