Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Xài đồ Nhật, thấm văn hóa Nhật

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả thế giới kinh ngạc trước sự phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật và động lực phía sau kỳ tích ấy chính là một nền văn hóa độc đáo. Theo thời gian, khi người Nhật đến TPHCM, những nét văn hóa của xứ sở hoa anh đào cũng đã đến bắt rễ tại đây.

Đằng sau một võ môn

Năm 2002, lão võ sư Kanesaki 72 tuổi từ Nhật Bản, một thân một mình đến TPHCM với tâm huyết phổ biến môn võ Kendo. Không biết tiếng Việt, cũng không biết tiếng Anh, không có cả người quen, trải qua rất nhiều khó khăn ban đầu; đến nay tiên sinh Kanesaki đã phổ biến Kendo rộng rãi tại Sài Gòn với nhiều lớp võ và hàng ngàn võ sinh tham gia tập luyện. Nếu chỉ đơn thuần là một môn võ, thiếu đi vẻ đẹp văn hóa, Kendo chắc chắn sẽ không có được sức sống như vậy.

Một góc manga tại Utopia.
Một góc manga tại Utopia.
Lão võ sư Kanesaki.
Lão võ sư Kanesaki.

Ngay khi nhập môn, điều đầu tiên võ sinh được trao truyền không phải là các thế võ mà là học cách chào. Cách chào khi vào sân, gặp thầy và các huynh đệ. Tư thế chào rất đơn giản nhưng ở đó có cả một tinh thần tôn sư trọng đạo; tình thầy trò, tình huynh đệ và đức khiêm tốn, trọng người trọng mình.

Bên cạnh Kendo, rất nhiều môn võ Nhật Bản cũng được du nhập vào Việt Nam như Aikido, Karatedo, Judo... Phần lớn các môn võ đều có chữ “do” ở cuối, nghĩa là đạo, là con đường hướng dẫn mỗi võ sinh phát huy đến mức cao nhất sức mạnh thể chất và tinh thần của mình.

Ẩm thực truyền thống xứ hoa anh đào

IMG_3624

Bánh wagashi.
Bánh wagashi.

Đầu những năm 2000, các nhà hàng Nhật Bản lần lượt ra đời trên đường Lê Thánh Tôn, nằm giữa Tôn Đức Thắng và Hai Bà Trưng, và các con phố xung quanh như Thái Văn Lung, Thi Sách, Ngô Văn Năm cũng dần dần hình thành một khu phố ẩm thực Nhật giữa lòng Sài Gòn.

So với khu phố Tây náo nhiệt ở đường Đề Thám, Bùi Viện thì khu phố Nhật có một nét rất riêng – yên tĩnh như chính tính cách của người Nhật. Và, đằng sau cánh cửa nhà hàng, thực khách sẽ được thưởng thức những món ăn truyền thống xử sở phù tang như sushi, sashimi, mì ramen cùng hàng trăm món ăn khác.

Nếu thực khách muốn thưởng thức các món ăn Nhật Bản do mình tự chế biến thì cửa hàng Akuruhi tại 15B7 Lê Thánh Tôn hoặc Aeon Mall là nơi cung cấp đầy đủ nhất những nguyên liệu cần thiết gạo Nhật, rong biển, mì udon cho đến cả rượu sake...

Ẩn sâu trong con hẻm ở đường Lê Thánh Tôn sầm uất, lớp học làm bánh Star Kitchen do thầy Yuya Arashima đứng lớp thu hút được nhiều người đến học cách làm những chiếc bánh ngọt wagashi truyền thống đầy hương vị và màu sắc.

Wagashi theo phiên âm tiếng Việt là hoa quả tử, có thể hiểu là vẻ đẹp tự nhiên. Với bàn tay khéo léo của người thợ làm bánh, mỗi chiếc bánh là một bức tranh tuyệt đẹp mô tả thiên nhiên: lá cây, hoa quả, chim thú, mặt hồ với màu sắc thanh nhã đầy sự sáng tạo.

Wagashi không chỉ đơn thuần là ẩm thực, ở đó có cả một cảm nhận mỹ thuật tinh tế của những người con nữ thần mặt trời.

Với những ai yêu thích bánh ngọt truyền thống nhưng bận rộn, những chiếc bánh mochi, một loại bánh wagashi, được tiệm bánh Mochi Sweets nhập khẩu từ Nhật là món đáng thưởng thức. Bên cạnh đó, những hộp bánh mochi với 6 hoặc 12 cái/hộp có thể làm quà lạ trong dịp Trung thu sắp đến.

Ngoài ra, những ai yêu thích các món hàng chất lượng Nhật Bản như đồ lưu niệm, văn phòng phẩm, hàng gia dụng, đồ trang điểm, cho đến thiết bị điện, đồ nghề sửa xe... thì các cửa hàng đồng giá như Daiso, Hachi Hachi và Tokutokuya sẽ là những địa chỉ đáng tin cậy để tìm đến.

 Utopia không chỉ là thiên đường truyện tranh

Doremon có thể được xem là truyện tranh (manga) đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1996 và từ đó đến nay manga chiếm một vị trí quan trọng trong các loại truyện tranh dành cho thiếu nhi tại Việt Nam. Qua manga, người Nhật đã rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả phổ biến nền văn hóa truyền thống Nhật Bản, những món ăn đặc trưng, những lễ hội văn hóa đặc sắc... đến với cả thế giới.

Ngày nay, độc giả có thể dễ dàng đọc các tác phẩm manga đã được dịch sang tiếng Việt. Tuy vậy, những ai thích đọc nguyên bản tiếng Nhật thì quán café Utopia tại 8/19A Lê Thánh Tôn chính là thiên đường với hàng ngàn cuốn truyện thuộc nhiều thể loại cho cả thiếu nhi và người lớn.

Không gian tại Utopia rất yên tĩnh. Đó là nơi những người Nhật xa quê thường tìm đến để thư giãn bên trang sách sau những giờ làm việc.

Đây còn là nơi mà những người Nhật lần đầu đến Việt Nam thường tìm đến để được tư vấn thông tin về thủ tục pháp lý, giấy tờ kinh doanh, du lịch, mua sắm, ăn uống, văn hóa... và cũng là nơi những du học sinh Việt Nam có thể nhờ tư vấn trước khi sang Nhật.

Theo thời gian, Utopia dần trở thành một góc nhỏ giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc, đúng như mong muốn của anh Ebuchi Shinya khi mở quán vào năm 2000.

Người Nhật đến Việt Nam làm ăn, hàng hóa của Nhật khá nổi tiếng trên thị trường và đằng sau chuyên kinh doanh, người Việt đã dần hiểu rõ hơn nét văn hóa của người Nhật.

Đức Tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hiểu hơn phương pháp ‘giải cấu trúc’ thực phẩm

0
(SGTT) - Trong ẩm thực nói chung hay ẩm thực phân tử nói riêng, deconstructed cuisine là khái niệm xuất phát từ phong cách...

Đầu tư thêm 3.760 tỉ đồng cho cao tốc Bảo Lộc...

0
(SGTT) - Hôm nay (21-11), tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa X, các đại biểu đã biểu...

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều...

0
(SGTT) - Theo dự báo của Ủy ban sông Mekong Việt Nam, từ nay đến cuối tháng 11 này, nhiều khu vực tại thành...

Những ‘quy tắc vàng’ giúp tránh bị lừa đảo qua mạng

0
(SGTT) - Hiện nay, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng trở nên phổ biến hơn với nhiều thủ đoạn, hành vi xấu. ...

Mới lạ tô súp cua cô Bông tại chợ Thiếc, gần...

0
(SGTT) - Tọa lạc trong khu chợ Thiếc, quận 11, quầy súp cô Bông đến nay đã hơn 20 năm phục vụ thực khách...

Khám phá ba ‘Làng du lịch tốt nhất thế giới’ tại...

0
(SGTT) - Làng rau Trà Quế (Quảng Nam), làng Tân Hóa (Quảng Bình), làng Thái Hải (Thái Nguyên) là ba ngôi làng tại Việt...

Kết nối