Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm trên toàn quốc. 

Báo Điện tử Chính phủ đưa tin, vắc-xin Qdenga do hãng dược phẩm Takeda nghiên cứu và phát triển trong gần 45 năm và đã được triển khai tiêm rộng rãi tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Đây là lần đầu tiên người dân Việt Nam tiếp cận vắc-xin này.

Vắc-xin Qdenga được chứng minh có khả năng phòng sốt xuất huyết do 4 tuýp virus Dengue gây ra với hiệu quả trên 80% và giảm trên 90% nguy cơ nhập viện, mắc bệnh nặng và biến chứng nguy hiểm dành cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn.

Đặc biệt, vắc-xin có hiệu quả phòng tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết. Với tình trạng lần mắc bệnh sau thường nặng hơn lần trước, thì việc tiêm vắc-xin kịp thời giúp người bệnh được bảo vệ tốt sức khoẻ và tính mạng. Giá combo 2 mũi vắc-xin sốt xuất huyết Qdenga là 2.700.000 đồng. Thời gian áp dụng từ 20-9-2024 đến khi có thông báo mới.

Sốt xuất huyết diễn biến khó lường và phức tạp, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì… Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê…

Hiện, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị triệu chứng với ca nhẹ và điều chỉnh các rối loạn bệnh sinh với những ca nặng. Chính vì vậy, tiêm vắc-xin là một trong những giải pháp giúp chiến lược kiểm soát sốt xuất huyết trở nên hiệu quả hơn.

Đồng thời, người dân vẫn cần duy trì đồng bộ các biện pháp khác như diệt muỗi, chống muỗi đốt bằng việc dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, ngủ màn, thoa kem chống muỗi…

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 10 lần trong hai thập kỷ qua, từ 500.000 ca vào năm 2000 lên hơn 5 triệu ca vào năm 2019. Tại Việt Nam, giai đoạn 1980 – 2018, thường ghi nhận đỉnh dịch mỗi 10 năm, thì giai đoạn 2019 – 2023, đã trải qua tới hai đợt đỉnh dịch vào năm 2019 và năm 2022. Riêng năm 2022, cả nước có hơn 367.000 ca mắc, đứng thứ hai toàn cầu, chỉ sau Brazil.

Theo Báo điện tử Chính phủ, VNVC

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM có hơn 200 ca mắc bệnh sởi trong một tuần

0
(SGTT) - Ngày 20-11, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) thông báo về tình hình dịch bệnh từ ngày 11 đến ngày...

Nghiên cứu đưa vắc-xin sốt xuất huyết vào chương trình tiêm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đánh giá hiệu quả của vắc-xin phòng...

TPHCM: Số ca mắc sởi giảm, ca mắc sốt xuất huyết...

0
(SGTT) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), tình hình dịch sởi trong tuần qua đang có những tín hiệu tích...

Dịch sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm

0
Dịch sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm khi số ca mắc, số ca diễn biến nặng đều tăng. Theo đại diện...

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết khi mùa mưa đến

0
Mùa mưa đã bắt đầu tại khu vực phía Nam, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ...

TPHCM: nguy cơ sốt xuất huyết từ những dòng kênh ô...

0
(SGTT) - Khi thành phố vào mùa mưa, thì những dòng kênh, mương đầy rác thải trở thành là nơi “nuôi” muỗi, tạo điều...

Kết nối