Thứ hai, Tháng tư 21, 2025

Vị đắng của muối

HỒNG NGỌC -

Thời tiết nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành nông nghiệp, song đã tạo điều kiện tốt cho ngành sản xuất muối tại các tỉnh ven biển. Những tưởng người làm muối – diêm dân, sẽ có được mùa muối bội thu nhưng thực tế đã ngược lại. Nhiều diêm dân đang chứng kiến giá muối rớt thê thảm nhất trong vòng năm năm qua.

Hiện nay, muối hạt bán tại ruộng ở tỉnh Ninh Thuận, vùng sản xuất muối lớn nhất Việt Nam, cũng như tại huyện Cần Giờ của TPHCM, chỉ còn 300-350 đồng/kg. Những người trong ngành tính toán, giá muối ít nhất cũng phải ở mức 1.000 đồng/kg thì diêm dân mới có lãi chút đỉnh. Dọc các tỉnh ven biển từ Bắc tới Nam, nơi nào có ruộng muối là nơi đó có muối tồn kho chất đống không ai mua.

Hơn mười năm nay, sản xuất và tiêu thụ muối vẫn là câu chuyện ẩn chứa một nghịch lý khó hiểu. Đó là, diêm dân sản xuất nhiều muối nhưng tình trạng thiếu vẫn cứ thiếu, doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu muối, còn chuyện muối rớt giá thì năm nào cũng lặp lại. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, cả nước có 14.500-15.000 ha diện tích ruộng muối, trong đó có 3.000 ha muối ở Ninh Thuận sản xuất theo phương thức công nghiệp, các tỉnh còn lại đang sản xuất muối như cách đã làm 40-50 năm nay.

Hàng năm, lượng muối trong nước sản xuất đạt khoảng 1,2 triệu tấn, trong khi nhu cầu thị trường cần khoảng 1,5 triệu tấn. Bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu chừng hơn 100.000 tấn với thuế suất thấp (theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới – WTO), còn ngoài hạn ngạch phải chịu thuế cao và lượng muối nhập khẩu hàng năm khoảng 300.000-400.000 tấn, chủ yếu là muối công nghiệp.

Vậy là, mỗi khi muối rớt giá, người ta thường đổ lỗi cho nhập khẩu, còn doanh nghiệp thì có hàng tá lý do chính đáng để trả lời câu hỏi tại sao phải nhập muối.

Theo lý giải của một số chuyên gia lẫn doanh nghiệp chế biến, nghịch lý của ngành muối nằm ở chỗ lượng tiêu thụ muối trực tiếp của người dân, hộ gia đình dùng cho nêm nếm ngày càng giảm dần, thay vào đó là tiêu dùng muối gián tiếp qua thực phẩm ngày càng tăng lên.

Sản xuất muối cho tiêu dùng trực tiếp hàng chục năm qua vẫn vậy, chỉ một ít sản xuất công nghiệp, còn lại vẫn là diêm dân lấy nước vào ruộng, chờ nước bốc hơi cho hạt muối kết tinh, lẫn trong đó cả tạp chất, bụi bẩn. Năng suất thấp khiến giá thành cao nên diêm dân khó bán muối.

Hơn chục năm trước, nhà nào cũng có hũ muối bột và muối hạt, nay thay vào đó là những bịch muối i ốt được sản xuất công nghiệp. Và nếu cứ như sản xuất hiện nay, chuyện hạt muối của diêm dân có lẽ còn kéo dài nhiều năm nữa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa trưa đầu tuần thử vị bún tôm nướng sả thơm...

0
(SGTT) – Mang hương vị nồng nàn của sả và vị ngọt đậm đà của tôm nướng, món bún tôm nướng sả là gợi...

Ghé thăm thị trấn Pai yên bình ở Thái Lan

0
(SGTT) – Thị trấn Pai cách trung tâm Chiang Mai khoảng 135km, miền Bắc Thái Lan. Đây là điểm đến thu hút du khách...

20 thành phố lý tưởng dành cho người thích đi bộ

0
(SGTT) – Từ khảo sát 18.500 người tại nhiều quốc gia trên thế giới, tạp chí du lịch Time Out đã công bố danh...

Bình Dương đề xuất đầu tư metro kết nối Suối Tiên...

0
(SGTT) - Tỉnh Bình Dương vừa kiến nghị Chính phủ lập hội đồng thẩm định nhà nước để trình Quốc hội quyết định chủ...

7 tuyến đường trung tâm TPHCM cấm xe lưu thông trong...

0
(SGTT) - Từ sau 17 giờ hôm nay (20-4), TPHCM cấm các phương tiện lưu thông tại 7 tuyến đường trung tâm thành phố...

Thăm căn cứ mật của biệt động Sài Gòn trong Thảo...

0
(SGTT) – Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (quận 1, TPHCM), từng là cơ sở bí mật của lực lượng...

Kết nối