Thứ bảy, Tháng hai 8, 2025

Underground, rằng vui thì thật là vui…

HẠNH PHƯỚC -

Nằm trong dòng chảy của thế giới, underground Việt đang ngày một trở thành điều không thể thiếu trong thị trường âm nhạc. Tại Mỹ và các nước châu Âu, “thế lực” underground còn chi phối cả thị trường, tác động không nhỏ đến tư duy âm nhạc của mainstream (âm nhạc chính thống). Việt Nam cũng thế, tài năng và sự chi phối của underground đối với thị trường là điều không thể chối cãi (xem thêm bài Underground Việt, mạch ngầm mạnh mẽ trên Sài Gòn Tiếp Thị số 5 ra ngày 13-1-2016).

Theo giới chuyên môn, đó là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh sự vui mừng đó, vẫn còn một nỗi lo lơ lửng.

Những cơn sốt không hề ảo

Ảnh-chụp-từ-clip-ca-khúc-Vợ-người-taẢnh chụp từ clip ca khúc Vợ người ta.

Theo thống kê của YouTube, clip Việt được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2015 không phải là một bài hát nào đó, của một ca sĩ chuyên nghiệp nào đó mà là Vợ người ta với cái tên mới toanh là Phan Mạnh Quỳnh. Cơn sốt Vợ người ta cao đến mức người ta lấy đây là điểm tựa để phân tích nhạc Việt trong một năm qua. Trên thực tế, Vợ người ta chỉ là “cao điểm” cho một quá trình trước đó của Phan Mạnh Quỳnh. Hai năm trước, cái tên này cùng bài hát Nước ngoài đã tạo nên một cơn sốt âm ỉ, và rồi Phan Mạnh Quỳnh đã trở nên rất quen thuộc của cộng đồng underground.

Trái với suy nghĩ của nhiều người về một lớp người trẻ kém sâu sắc, âm nhạc cũng chỉ bao quanh chủ đề yêu đương nhăng nhít, các sáng tác từ underground trên thực tế đa dạng và đậm chất hiện thực xã hội. Nước ngoài của Phan Mạnh Quỳnh là nỗi nhớ và suy tư của những người xuất khẩu lao động; Khu phố, Nơi tao sống của Karik nói về sự quan sát của tác giả với cuộc sống xung quanh; Việt Nam trong tôi của Mr. A, Sài Gòn đẹp lắm của Wowy và Nah… nói về tình yêu quê hương đất nước…

Theo nhạc sĩ Anh Quân, trên thế giới, underground không thể thiếu và đóng vai trò khá quan trọng trong bộ mặt âm nhạc, nhất là tại Mỹ. “Trên thế giới, cộng đồng underground đã cung cấp cho giới chuyên nghiệp nhiều tác phẩm và nghệ sĩ được đông đảo công chúng thừa nhận và yêu thích”, Quang Huy – ông bầu của ca sĩ Sơn Tùng cũng từng cho biết. Tại Việt Nam, sự góp phần của underground đã không còn chỉ là một trào lưu hay chỉ là cơn sốt nhất thời. Cộng đồng này đang được chính giới chuyên môn thừa nhận, thậm chí là lưu tâm để dò tìm thị hiếu công chúng và đưa ra những sản phẩm phù hợp hơn. Một cách nào đó, điều này rõ ràng đã cho thấy, underground đang có một cuộc tác động âm thầm nhưng mạnh mẽ đến thị trường. Sự ảnh hưởng và tác động của underground, không phải cho đến khi Vợ người ta, Chắc ai đó sẽ về (Sơn Tùng M-TP), Say you do (Tiên Tiên)… làm nên một cơn sốt đến thế, người ta mới xác nhận sự có mặt và ảnh hưởng của underground. Cách đây hai năm, khi Con bướm xuân – một bài hát quá quen thuộc với khán giả Việt Nam, đã được rất nhiều ca sĩ thành danh hát – được Hồ Quang Hiếu “làm lại” và trở thành hiện tượng, underground đã gây ra sự kinh ngạc với chính những khán giả truyền thống.

[box type="download"] Thống kê của Google vào tháng 12-2015 cho ra tên 10 ca khúc Việt được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2015, thứ tự như sau: “Vợ người ta” (Phan Mạnh Quỳnh), “Âm thầm bên em”, “Không phải dạng vừa đâu”, “Khuôn mặt đáng thương” (Sơn Tùng M-TP), “Em của quá khứ” (Nguyễn Đình Vũ), “Say you do” (Tiên Tiên), “Chắc ai đó sẽ về” (Sơn Tùng M-TP), “Em là của anh” (Hồ Quang Hiếu-Hồ Việt Trung), “Thất tình” (Trịnh Đình Quang) và “Có không giữ mất đừng tìm” (Cảnh Minh).[/box]

Những “dị tố” vẫn còn ở đó

Yanbi-va-Mr-TYanbi và Mr T. khoe ảnh đi nộp phạt trên trang cá nhân, đã gây những phản ứng trái chiều trên cộng đồng mạng.

Underground Việt đã “làm nên chuyện”, đó là điều không thể chối cãi, nhất là trên cộng đồng mạng lẫn thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, không phải không có lý do cho việc dù đã “làm nên chuyện” như thế, được công nhận như thế nhưng underground vẫn còn ít nhiều nhận sự kỳ thị. Vẫn còn đó những “dị tố” mà sự kiện gây tranh cãi nhiều nhất mới đây là việc rapper B. thực hiện phim ngắn (MV) đả kích ca sĩ S. với dùng hình ảnh phản cảm (tiểu tiện trên bức ảnh chân dung của S.), điều này đã làm dấy lên những chỉ trích, tranh cãi trên mạng.

Tuy vậy, cộng đồng underground lại cho rằng đây là một điều rất bình thường. “Diss (sỉ nhục, xúc phạm) là một phản ứng thông dụng của underground trên thế giới. Đó là cách họ nói chuyện với nhau. Những rapper lừng danh quốc tế như Eminem, 50 Cent… vẫn “diss” nhau hàng ngày”, một gương mặt của thế hệ underground Việt đầu tiên cho biết.

Trên thực tế, underground phổ biến nhất là rap và hiphop, và đây là các thể loại có xuất xứ từ đường phố, do đó, ngôn từ đường phố, cái tôi ngông cuồng dễ mất kiểm soát của người trẻ cũng là yếu tố đặc trưng. Và, diss vốn là một đặc trưng như thế của underground. Tuy nhiên, liệu những điều đó có phù hợp với văn hóa Việt Nam hay không, lại là chuyện khác? Việc tiểu tiện trên chân dung người khác, có thể với thế giới chỉ là một cách bày tỏ thái độ, nhưng với Việt nam, điều đó đã được không ít người nhận định bằng hai chữ “vô học”. Tiếc rằng, đó không phải là điều ít ỏi xảy ra trong underground Việt.

Ca sĩ K. từng bị chỉ trích với ngôn từ xưng hô được cho quá đường phố là “tau”, “mi” trong các bài hát của mình cách đây vài năm; Y. và M. từng bị xử phạt vì chế lời tục tĩu với bài Phiếu bé ngoan, MV Anh không đòi quà có màn “lột đồ” không phù hợp với văn hóa Việt, ca sĩ S. với những lần sao chép trang phục, động tác biểu diễn của người khác bị lên án…

Underground Việt khởi nguồn là du nhập từ các nước và tự phát trên mạng. Đối tượng chính của underground vẫn là giới trẻ, vốn là những người được xem là hiểu biết lẫn trải nghiệm vẫn trong mức độ nhất định để hình thành “bộ lọc” chuẩn xác nhằm loại bỏ những “độc tố”, chỉ tiếp nhận những cái hay. Trong khi đó, hiện tại để phổ biến một bài hát, phim ngắn trên môi trường số tại Việt Nam lại gần như không hề phải thông qua một cơ quan quản lý nào. Việc cấp phép, kiểm duyệt chỉ diễn ra với các sản phẩm vật lý (băng, đĩa) của các ca sĩ chính thống, còn môi trường số vẫn là vùng trắng.

Với chính cộng đồng underground, nó không phải là một dòng nhạc mà nhiều người yêu thích underground xem như là lối sống nhưng một nhạc sĩ hội viên Hội Âm nhạc TPHCM nói: “Ngay tại Mỹ, vẫn có nhiều bài rap, hiphop mà phụ huynh cấm con mình nghe. Chọn lọc cái gì phù hợp cái gì không là điều rất cần thiết nếu underground Việt không muốn cứ mãi bị kỳ thị”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lợi ích sức khỏe và những điều cần lưu ý khi...

0
(SGTT) - Kombucha là một loại trà lên men từ trà đen hoặc trà xanh, có hương vị chua nhẹ và chứa nhiều khí...

Trung Quốc sáng tạo thuật ngữ mới cho xe điện

0
(SGTT) - Các nhà sản xuất xe điện ở Trung Quốc đã từ bỏ thuật ngữ "EV" truyền thống và chuyển sang "EIV" (xe điện...

Lạ miệng món bánh canh khô ở quận 10

0
(SGTT) - Tại TPHCM, thực khách dễ dàng tìm thưởng thức bánh canh kiểu món nước truyền thống, nhưng để chế biến thành bánh...

Về làng Sình xem hội vật đầu xuân

0
(SGTT) - Mỗi năm, vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch, lễ hội vật truyền thống làng Sình diễn ra tại đình làng Lại...

Ghé thăm đền Trần – di tích quốc gia đặc biệt...

0
(SGTT) - Đền Trần là quần thể di tích gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vua Trần, tọa lạc tại huyện Hưng...

Cầu Đại Ngãi 1 chậm tiến độ do vướng mắc kỹ...

0
(SGTT) - Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), công trình cầu Đại Ngãi 1 chậm tiến độ, phải lùi lịch hoàn thành 2...

Kết nối