(SGTT) – Trong văn hóa ẩm thực vùng miền, bánh canh khô là món ăn đặc trưng của người dân xứ Huế. Khi nấu chín theo kiểu món nước, bánh canh khô tạo nên sự khác biệt trong món ăn so với sợi bánh canh nói chung.
- Trưa nay ăn gì: Trọn vẹn bữa trưa văn phòng với mực xào măng tây
- Trưa nay ăn gì: Đơn giản với salad cải mizuna
- Trưa nay ăn gì: Bữa trưa đầu tuần đổi vị cùng bánh đa trộn
Theo các chuyên trang ẩm thực vùng miền, bánh canh khô đặc sản cố đô là sợi bánh được làm hoàn toàn bằng bột lúa mì và nước, không chứa phụ gia hay chất bảo quản. Đặc biệt, sợi bánh canh đảm bảo khô hoàn toàn để tránh tình trạng mốc ẩm khi để lâu.
Khi làm sợi bánh, người dân nơi đây chọn lựa kỹ lưỡng loại lúa mì ngon và có độ xốp để cho ra thành phẩm đạt vị. Sợi bánh hoàn hảo cần được nhào bột ba lần và tạo hình chỉn chu, sau đó mới đưa vào lò sấy.
Về sơ chế, sợi bánh canh khô được trụng bằng cách cho vào nồi nước sôi, nấu chín khoảng 10 phút là đem chế biến món ăn. Một điểm nhấn ở sợi bánh canh này là dù nấu lâu trong nước mà bánh vẫn không bị bở nát. Thế nên, người lớn hay trẻ nhỏ vẫn thưởng thức ngon miệng và dễ ăn.
Tương tự các món bánh canh khác, bánh canh khô Huế không kén chọn cách chế biến mà hoàn toàn phụ thuộc đầu bếp. Cơ bản vẫn là kiểu nấu món nước, kết hợp cùng xương heo, tôm, giò heo, đuôi heo, thịt bò... cùng nồi nước lèo đặc trưng.
Dù nấu theo kiểu nào, nước lèo vẫn phải được hầm từ xương ống heo, cho độ thanh ngọt và nước trong bởi hớt bọt thường xuyên. Cứ thế, quy trình chế biến món ăn gồm trụng sợi bánh cho vào tô, chan nước dùng, cho thịt lên mặt trên rồi dọn cùng chén nước mắm mặn.
Có thể nói, trong văn hóa ẩm thực Việt, bánh canh khô là một phần không thể tách rời bởi tính chất thơm ngon và không kén chọn cách chế biến. Thế nên, giờ trưa giữa tuần gần đến, mọi người có thể chọn món ăn này và cảm nhận chút dư vị vùng miền.
Theo amthuclanhmanh, monanviet, congthucmonan, shopeefood