Thứ Bảy, Tháng 7 19, 2025

Trụ sạc xe điện được áp dụng biểu giá điện riêng

A.I
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 14, quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới. Một trong những điểm thay đổi trong quyết định này là việc các trạm, trụ sạc cho xe điện sẽ được áp dụng một biểu giá bán lẻ điện riêng biệt, thay vì gộp chung vào nhóm khách hàng kinh doanh hoặc sản xuất như trước đây.

Theo Quyết định 14 mới ban hành, các trạm, trụ sạc xe điện sẽ không còn áp dụng giá điện kinh doanh hay sản xuất mà có biểu giá riêng, tính theo cấp điện áp và khung giờ. Mức giá này thấp hơn giá kinh doanh nhưng cao hơn giá sản xuất. Cơ cấu biểu giá điện này sẽ được tính toán dựa trên cấp điện áp và các khung giờ sử dụng điện khác nhau (thấp điểm, bình thường, cao điểm).

Mức giá điện bán cho trụ sạc mới được tính khoảng 1.565-3.835 đồng/kWh với mức điện áp từ trung áp trở lên. Đối với cấp hạ áp, giá điện dao động 1.653-4.298 đồng/kWh tùy vào giờ thấp điểm hay cao điểm.

Hiện tại, giá điện áp dụng cho các hộ sản xuất dao động 1.728-3.474 đồng/kWh tùy vào cấp điện. Trong khi giá điện của hộ kinh doanh dao động 2.755-5.174 đồng/kWh tùy vào cấp điện áp.

Việc áp dụng mức giá điện mới dành cho các trạm sạc sẽ phản ánh đúng chi phí cung ứng của dịch vụ sạc điện, tạo tính công bằng ở cơ cấu giá cho mỗi công ty kinh doanh trạm sạc.

Đặc biệt, giá điện dành cho trụ sạc vào giờ cao điểm lên đến 4.298 đồng/kWh, cao hơn so với trước đây (3.474 đồng/kWh). Các công ty kinh doanh trạm sạc nhiều khả năng sẽ phải tăng giá sạc điện vào giờ cao điểm để tối ưu chi phí.

Trước đó, Bộ Công Thương từng cho rằng nếu áp dụng giá điện cho trạm sạc theo giá điện sản xuất, khách hàng sẽ trả ít hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện từ 552 - 699 đồng/KWh, tùy cấp điện áp. Còn nếu áp dụng theo giá điện kinh doanh, số tiền điện khách hàng phải trả sẽ nhiều hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống khoảng 467 - 587 đồng/KWh, tùy cấp điện áp.

Việc áp dụng 1 trong 2 phương án này sẽ tiếp tục làm phát sinh bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện, không phù hợp với chủ trương trong Nghị quyết 55 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chi phí để chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang điện...

0
(SGTT) - Những ngày qua, thông tin TPHCM sẽ chuyển đổi toàn bộ 400.000 xe máy xăng của các tài xế xe công nghệ...

TPHCM muốn thí điểm 20.000 xe máy xăng sang xe điện

0
(SGTT) – TPHCM đặt mục tiêu thay thế hàng trăm ngàn xe máy xăng của tài xế công nghệ bằng xe điện trong thập...

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng khi đổi...

0
(SGTT) - Mức hỗ trợ đề xuất đổi sang xe điện là 3 triệu đồng/xe với cá nhân, 4 triệu đồng/xe với hộ cận...

TPHCM hướng đến hạn chế xe phát thải cao theo khu...

0
(SGTT) - TPHCM đang nghiên cứu hạn chế phương tiện giao thông phát thải cao tại những khu vực đang có nguy cơ cao...

Lượng xe điện lưu hành trên thế giới đạt mốc 55,8...

0
Ngày 27-6, Viện Nghiên cứu năng lượng Mặt Trời và hydro bang Baden-Württemberg (ZSW) của Đức công bố số liệu cho thấy lượng xe...

Sầm Sơn dừng toàn bộ xe điện 4 bánh chở khách...

0
(SGTT) - Từ ngày 1-7-2025, toàn bộ 474 xe điện 4 bánh đang hoạt động chở khách du lịch tại thành phố Sầm Sơn...

Kết nối