Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024

TPHCM: Trưng bày hơn 200 khuôn bánh dân gian Nam bộ

(SGTTO) - Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ (TPHCM) đang tổ chức trưng bày hơn 200 khuôn bánh dân gian Nam bộ trong chuyên đề “Khuôn bánh dân gian Nam Bộ”. Đây cũng là hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ 11, và kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 - 20-10-2020).

Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng tham quan phòng trưng bày. Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ

Theo thông tin từ website Bảo tàng phụ nữ Nam bộ, đây là một phần trong bộ sưu tập những khuôn bánh được bảo tàng sưu tập trong những năm vừa qua. Khuôn bánh là một loại dụng cụ dùng để tạo hình bánh và thường thì có tay cầm, chế tạo bằng kỹ thuật thủ công, đục đẻo và tạo hình bằng chất liệu gỗ hoặc qua kỹ thuật luyên kim đồng, bạc hay hợp kim. Công đoạn đục, khắc họa tiết là công đoạn khó nhất bởi phải làm thủ công hoàn toàn bằng tay, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận và khéo léo trong từng chi tiết. Đây chính là yếu tố để chiếc bánh thành phẩm có đẹp hay không vì cùng là một hình khuôn, nhưng đường vân, độ nông sâu, sắc nét hay không sẽ tạo cho mỗi chiếc bánh có những nét riêng biệt.

Khuôn bánh kim loại đồng hình cua cao 2,4cm, dài 8,5cm, niên đại thế kỷ 19. Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ

Các khuôn bánh này làm từ gỗ và kim loại với nhiều kích cỡ, đa dạng về hoa văn và hiệu đề của những lò bánh xưa tại miền Tây Nam bộ vào thế kỷ 19-20. Những khuôn bánh mang đậm bản sắc văn hóa Việt với những họa tiết về thiên nhiên, chữ viết phúc, thọ, hình chim, cá chép và hoa cúc, hoa mai, hoa hồng, lá liễu…

Không những vậy, những khuôn bánh đa dạng còn ẩn chứa những câu chuyện phong tục dân gian và để diễn tả nhân, trí, tín, lễ, nghĩa, tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp, sự thịnh vượng cát lành. Đó cũng là cách để người xưa hàm ý bày tỏ niềm hi vọng, ước mong vào những ngày tết, ngày hội….

Vì vậy, đến với không gian trưng bày, người tham quan sẽ biết về những câu chuyện xung quanh chiếc khuôn bánh qua nhiều thế hệ, hiểu về công dụng và cách thức thực hiện một loại bánh cùng những phong tục tập quán của mỗi nếp nhà trong ngày giỗ, ngày đám cưới của con cháu trong gia đình.

Trong đó, người tham quan sẽ được nghe câu chuyện về những chiếc khuôn bánh bèo của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ẩn (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM) được làm từ “trái sáng” – một loại pháo đế quốc Mỹ thả xuống Củ Chi năm 1955. Chồng của mẹ đã tái chế thành khuôn bánh cho mẹ làm kế sinh nhai và ngụy trang để làm liên lạc cho cách mạng.

Theo thông tin từ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, bộ sưu tập khuôn bánh dân gian Nam bộ và những câu chuyện xung quanh chiếc khuôn bánh là nguồn tư liệu đáng để tham khảo. Qua những chiếc khuôn bánh, sẽ thấy được bản sắc văn hóa của vùng miền cùng những câu chuyện về cuộc đời con người, về làng quê, về các món bánh huyền thoại, về sự khéo léo, tỉ mỉ, cần cù của những nghệ nhân, chợt hiển hiện ra trí tuệ và tâm hồn của tổ tiên cùng phong tục đẹp về lối sống trong cộng đồng.

N.K.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ghé Hamamatsu, thăm nơi lưu giữ hàng ngàn nhạc cụ trên...

0
(SGTT) – Bảo tàng nhạc cụ Hamamatsu nằm tại thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka được xem là bảo tàng đầu tiên và duy nhất...

Bảo tàng Tôn Đức Thắng bắt đầu phục vụ du khách...

0
(SGTT) –  Bảo tàng Tôn Đức Thắng sẽ tổ chức phục vụ hoạt động thăm viếng, dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Tôn Đức...

Khách đến bảo tàng, sân khấu tăng mạnh dịp Hè 2024

0
(SGTT) – Tại nhiều điểm tham quan, vui chơi bán vé như bảo tàng, sân khấu, nhà hát… mùa hè năm nay ghi nhận...

Bảo tàng chờ dòng vốn đầu tư để gia tăng sức...

0
(SGTT) - Nhiều bảo tàng công lập và tư nhân ở TPHCM trải qua một năm 2023 đáng nhớ với nhiều hoạt động nghệ...

Giám tuyển nghệ thuật: Hấp dẫn, mới mẻ và đầy thách...

0
(SGTT) - Việc nhà đấu giá nổi tiếng Sotheby’s tổ chức 2 cuộc triển lãm trong 2 năm liên tiếp tại TPHCM, với sự...

Bảo tàng Áo Dài – gìn giữ văn hóa cổ truyền...

0
(SGTT) – Cách trung tâm thành phố khoảng 30km, tọa lạc trên cù lao phường Long Phước, TP Thủ Đức, trong quần thể không...

Kết nối