Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

TPHCM tổ chức hội thảo kỷ niệm 80 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa

(SGTTO) - Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cách đây 80 năm dù không giành được thắng lợi nhưng đã đi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Nam bộ như bản hùng ca về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Quanh cảnh hội thảo nhân kỷ niệm 80 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Nguồn: thanhuytphcm.vn

Ngày 22-11, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TPHCM tổ chức hội thảo khoa học "Khởi nghĩa Nam kỳ - Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam".

Hội thảo đã nhận được hơn 70 tham luận khoa học của lãnh đạo các cơ quan Trung ương; ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy ở TPHCM và các tỉnh Nam bộ; các nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học... Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2020).

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940 đã để lại dấu ấn không thể phai mờ của miền Nam. Dù chưa thành công nhưng tinh thần đấu tranh oanh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất, dám chấp nhận hi sinh của những người cộng sản và nhân dân Nam bộ vẫn mãi trường tồn cùng dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa này là cơ sở thực tiễn để Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra chính sách đúng đắn, dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành lấy độc lập tự do và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

“80 năm qua, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã có nhiều cuộc hội thảo, sách sử đã ghi rất đậm nét nhưng chắc chắc còn nhiều vấn đề để chúng ta bổ sung, tôn vinh xứng tầm vóc lịch sử", Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nói.

Cách đây 80 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Kỳ, Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra ở 20/21 tỉnh, thành phố Nam Kỳ.

Khi đó, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ làm rung chuyển chính quyền thống trị của thực dân Pháp và tay sai. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ được coi như tiếng súng báo hiệu một cuộc khởi nghĩa toàn quốc nhằm làm tan rã bộ máy cai trị của Pháp.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa không giành được thắng lợi nhưng đã đi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Nam bộ như bản hùng ca về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, khẳng định niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cách mạng.

Lê Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: đổi mới khẩu vị với phiên bản...

0
(SGTT) - Khác với món chè ngọt, bánh lọt được biến tấu thành món mặn khi xào với nước tương, dầu hào và chấm...

Miền Nam đang trong thời kỳ cao điểm của nắng nóng

0
(SGTT) - Từ nay đến gần cuối tháng 4 là thời kỳ cao điểm của nắng nóng do chịu ảnh hưởng bởi áp thấp...

Thưởng thức nhiều loại bánh dân gian Nam bộ tại lễ...

0
(SGTTO) - Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 8 năm 2019 với chủ đề “Hương sắc phương Nam”, sẽ khai mạc...

Kết nối