Thứ năm, Tháng năm 8, 2025

TPHCM phát hiện nhiều vụ kinh doanh thuốc giả

A.I
(SGTT) - Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế TPHCM, trong năm 2024, sở đã kiểm tra 558 cơ sở kinh doanh thuốc, ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử lý 147 cơ sở với tổng số tiền xử phạt hơn 7 tỉ đồng.
TPHCM có 42 nhà máy sản xuất thuốc, 1.531 cơ sở bán buôn, 8.454 cơ sở bán lẻ và 647 cơ sở chuyên doanh dược liệu, thuốc cổ truyền. Ảnh: T.L

Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Y tế, Sở Y tế TPHCM cho biết, đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả và lập hồ sơ chuyển Công an TPHCM xử lý theo quy định, TTXVN đưa tin.

Theo Sở Y tế, TPHCM có 42 nhà máy sản xuất thuốc, 1.531 cơ sở bán buôn, 8.454 cơ sở bán lẻ và 647 cơ sở chuyên doanh dược liệu, thuốc cổ truyền.

Vào năm ngoái, cơ quan này đã kiểm tra tổng cộng 558 cơ sở kinh doanh thuốc, ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử lý 147 cơ sở với tổng số tiền xử phạt lên đến hơn 7 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Phòng Y tế các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đã tiến hành kiểm tra 6.750 cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn địa bàn. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm thành phố đã lấy 413 mẫu thuốc kiểm nghiệm tại 149 cơ sở, phát hiện 15 mẫu không đạt chất lượng.

Đáng chú ý, trong quá trình kiểm tra, sở đã phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến thuốc giả. Cụ thể, 6 cơ sở bị phát hiện kinh doanh thuốc giả Cefuroxim 500mg và 2 cơ sở với thuốc Cefixim 200mg giả theo thông tin từ Cục Quản lý dược. Một nhà thuốc khác bị phát hiện kinh doanh thuốc Neo-Codion giả thông qua phản ánh của người dân. Các vụ việc đã được lập hồ sơ và chuyển giao cho công an thành phố để tiếp tục điều tra.

Trong năm 2024, Ban Chỉ đạo 398 thành phố cũng đã phát hiện và xử lý hơn 820.000 hộp thuốc tân dược vi phạm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong năm 2025, Sở Y tế TPHCM tiếp tục siết công tác quản lý, triển khai chuyên đề kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên toàn thành phố.

Sở cho biết, công tác xử lý vi phạm liên quan đến quảng cáo và kinh doanh thuốc, thực phẩm qua mạng cũng còn gặp nhiều vướng mắc. Việc xác định chủ thể vi phạm trong quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là khi các máy chủ đặt ở nước ngoài, gây trở ngại lớn cho lực lượng chức năng.

Sở kiến nghị cần tăng cường phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra quảng cáo trên internet, các trang thông tin điện tử; kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm về quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, website.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu điều tra nhanh vụ thuốc giả, sữa...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an cần đẩy nhanh tiến độ điều tra, khẩn trương xử...

Siết mua bán thuốc kê đơn trên sàn thương mại điện...

0
(SGTT) - Cục Quản lý dược vừa yêu cầu các địa phương kiểm soát tình trạng mua bán thuốc kê đơn trên mạng và...

Bộ Y tế công bố 21 sản phẩm thuốc giả

0
(SGTT) - Theo Cục Quản lý dược, trong số 21 sản phẩm thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ có 4...

Tạm dừng bán, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ...

0
(SGTT) - Cục An toàn thực phẩm vừa thông báo đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản...

Cảnh báo nhiều loại thuốc trị ung thư, tiểu đường có...

0
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo về một số loại thuốc giả, nghi giả, không rõ nguồn....

Kết nối