Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024

TPHCM: Nhiều “lô cốt” sắp mọc lại

Lê Anh

Theo kế hoạch của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, từ tháng 6-2015, thành phố cho phép nhiều công trình khi thi công sẽ đào đường và rào chắn (người dân thường gọi là “lô cốt”) với quy mô lớn. Trong số này, rất nhiều “lô cốt” sẽ mọc ở khu trung tâm thành phố.

85 chỗ rào chắn

Theo kế hoạch thi công các dự án được Sở GTVT thành phố gửi cho các chủ đầu tư, toàn thành phố có tổng cộng 85 dự án sẽ phải rào chắn một phần các tuyến đường để thi công. Các dự án này đang và sẽ thi công ít nhất đến cuối năm nay hoặc đầu năm 2016 mới hoàn thành.

Trong số 85 dự án, chỉ tính riêng quận 1 đã có nhiều dự án với quy mô lớn gần như liền kề. Cụ thể, tại đường Tôn Đức Thắng sẽ rào chắn vỉa hè dài 55 m, rộng 6 m. Hệ thống “lô cốt” này phục vụ che chắn cho việc thi công gói thầu 1B đoạn đi ngầm của dự án tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên. Thời gian rào chắn từ tháng 6 đến tháng 12-2015. Một tuyến đường khác ở khu vực quận 1 là đại lộ Võ Văn Kiệt cũng sẽ có “lô cốt” án ngữ một phần để thi công di dời tuyến cáp điện ngầm 220 kV băng kênh Bến Nghé. Dự án này sẽ thực hiện từ tháng 6-2015 đến tháng 1-2016.

Nhiều “lô cốt” sẽ mọc lên tại khu trung tâm TPHCM.
Nhiều “lô cốt” sẽ mọc lên tại khu trung tâm TPHCM.

Ngoài hai dự án sắp được thi công, tại khu trung tâm hiện nay sẽ có “lô cốt” mọc lên ở đường Lê Lợi để thi công đoạn đi ngầm tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên. Một số tuyến đường khác như Đề Thám, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo cũng đang rào chắn để thi công xây dựng tuyến cống bao nhánh.

Ở khu vực quận 3, một loạt các tuyến đường vừa hẹp vừa có lượng xe đi lại đông, thường xuyên kẹt xe vào các giờ cao điểm như đường Hai Bà Trưng, Pasteur, Võ Văn Tần… sẽ được rào chắn một phần trong thời gian tới để sửa chữa các tuyến ống cấp nước. Các tuyến đường này sẽ được rào chắn từ quí 3 và thi công đến quí 4-2015 mới hoàn thành. Riêng việc sửa chữa tuyến ống cấp nước trên đường Nguyễn Thị Minh Khai đoạn từ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến ngã sáu Cộng Hòa với chiều dài là 2,7 km sẽ thi công vào quí 4-2015 và hoàn thành vào quí 1-2016.

Tại quận 4, các tuyến đường nối quận 1 như đường Nguyễn Tất Thành, Bến Vân Đồn, Tôn Thất Thuyết cũng sẽ rào chắn. Cụ thể, đường Bến Vân Đồn sẽ rào chắn từ tháng 6-2015 đến tháng 1-2016 để di dời tuyến cáp ngầm 220 kV băng kênh Bến Nghé. Một loạt các tuyến đường khác như Nguyễn Tất Thành, Tôn Thất Thuyết sẽ rào chắn một phần từ tháng 8 đến tháng 12-2015 để thi công hệ thống cống bao.

Không chỉ ở khu trung tâm, các quận giáp với các quận trung tâm như quận 5, 7, 8, 11, Gò Vấp và cả Nhà Bè…, “lô cốt” cũng sẽ mọc lên để thi công nâng cấp các dự án cấp nước, thoát nước, sửa chữa các tuyến đường.

Sẽ phân luồng giao thông

Một “lô cốt” đang hiện diện tại ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Thái Học quận 1, TPHCM.    Ảnh: Thành Hoa
Một “lô cốt” đang hiện diện tại ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Thái Học quận 1, TPHCM. Ảnh: Thành Hoa

Việc thi công đồng loạt các dự án rải đều ở các quận có thể sẽ gây ra kẹt xe ở nhiều tuyến đường. Ở khu trung tâm, việc rào chắn đường Tôn Đức Thắng với chiều rộng 6 m, có thể sẽ chiếm cả một phần mặt đường hiện tại sẽ khiến giao thông tuyến đường này ùn tắc nghiêm trọng hơn vì hiện nay tuyến đường này thường kẹt xe kéo dài từ giao lộ đường Nguyễn Hữu Cảnh-Lê Thánh Tôn đến công trường Mê Linh.

Đối với các tuyến đường Pasteur, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), với mật độ xe đi lại đông, cộng với chiều rộng tuyến đường nhỏ nên khi có “lô cốt” chắn ngang thì khó tránh khỏi tình trạng kẹt xe. Hơn nữa, việc rào chắn nhiều tuyến đường từ các quận trung tâm đến các quận lân cận sẽ khiến giao thông càng thêm rối vì tránh điểm kẹt xe này có thể sẽ gặp điểm kẹt xe khác.

Từ đầu tháng 5-2015, Sở GTVT đã gửi kế hoạch thi công các dự án có đào đường quy mô lớn đến các đơn vị liên quan để cùng phối hợp thi công một lần.

Theo ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM, sở chỉ xem xét cấp giấy phép thi công trên các tuyến đường khi nhận được phương án phối hợp đồng bộ đối với các công trình trên cùng phạm vi. Đối với các công trình xây dựng hệ thống thoát nước khi hoàn thành, Sở GTVT sẽ không cấp phép đào đường đối với các tuyến đường này trong khoảng thời gian 3-5 năm theo quy mô mặt đường.

Theo đại diện Sở GTVT, cơ quan này sẽ tính toán phân luồng giao thông để đưa ra các lộ trình thay thế cho người dân trong giai đoạn tới đây. Tuy nhiên, có thể thấy rào chắn xuất hiện đồng loạt ở nhiều tuyến đường trung tâm thì việc phân luồng cũng không dễ dàng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mâm cơm cuối tuần kiểu cơm niêu, đa dạng món ăn...

0
(SGTT) – Chọn phong cách ẩm thực cơm niêu với đa dạng món ăn kèm, bữa trưa hôm nay phù hợp cho nhóm khách...

Cắm trại cuối tuần tại mỏ đá cũ ở ngoại thành...

0
(SGTT) - Nằm tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, khu vực mỏ đá Bình Minh đang trở thành điểm...

Chống ngập đồng bộ cho TPHCM ra sao?

0
(SGTT) - TPHCM hiện đang tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, công trình này chỉ còn khoảng 10%...

Bữa sáng cuối tuần thử món hủ tiếu dê đậm đà...

0
(SGTT) – Hủ tiếu dê là món ăn mang phong vị ẩm thực Trung Hoa với đặc trưng sợi hủ tiếu mềm, thịt dê...

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại Việt Nam còn thấp,...

0
(SGTT) - Theo đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ tham...

Trekking xuyên rừng khám phá thác Lụa ở Tuyên Quang

0
(SGTT) - Nằm tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện hơn 20km, thác Lụa là điểm đến còn khá hoang...

Kết nối