(SGTT) - Sở Công Thương TPHCM vừa ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra việc chấp hành pháp luật kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố. Đây là động thái nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng trước giờ điều hành giá xăng dầu của liên Bộ Công thương - Tài chính.
- Chưa nhiều người quan tâm thông tin mua hàng được giảm 2% thuế VAT
- Ngày 11-2, TPHCM cấp thẻ Bảo hiểm y tế mẫu mới, trường hợp nào phải đổi thẻ cũ?
Đoàn kiểm tra bao gồm thanh tra Sở Công Thương, đại diện Cục Quản lý thị trường TPHCM, đại diện Công an TPHCM. Đoàn do Phó Chánh thanh tra Sở Công thương Lê Hoàng Hải làm trưởng đoàn.
Đối tượng được kiểm tra là các thương nhân có hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn (cửa hàng bán lẻ - PV). Quyết định có hiệu lực từ ngày ký đến 31-12.
Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện có vi phạm pháp luật, đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính, có quyền niêm phong, thu giữ tài liệu, tang vật vi phạm và đình chỉ các hoạt động trái pháp luật, xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Trước đó, Sở Công Thương TPHCM đã ban hành quyết định số 23/QĐ-SCT về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký đến 31-5-2022. Đối tượng được kiểm tra là các thương nhân có hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn (doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối cho đại lý).
Việt Nam đã ghi nhận 225 ca Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron
Theo thống kê, trong số 225 ca Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron hiện TPHCM nhiều nhất với 125 ca (gồm 115 ca nhập cảnh và 10 ca cộng đồng); Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Như vậy đến nay đã có 16 tỉnh, thành phố ở nước ta ghi nhận ca Covid-19 nhiễm biến chủng Omcron.
Phần lớn các ca này ở nước ta là ca nhập cảnh. Đa số đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có ca nặng.
Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh nước ta đang dần mở cửa lại các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, nhất là sau Tết Nguyên Đán người dân trở lại đi làm, đi học... có sự gia tăng giao lưu đi lại của người dân tại tất cả các địa phương, việc tổ chức lễ hội văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, việc thăm hỏi người thân, việc di chuyển của người dân trở lại làm việc sau Tết… dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca mắc Covid-19, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả việc lây nhiễm biến chủng Omicron.
Phùng My tổng hợp