Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

TPHCM kiến nghị đấu thầu tập trung thêm hơn 300 loại thuốc

Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm tại trạm y tế, Sở Y tế TPHCM vừa có văn bản kiến nghị UBND TPHCM cho phép đấu thầu tập trung thêm 308 loại thuốc.
Người dân vẫn phải đến bệnh viện khám, điều trị ngoại trú vì trạm y tế không có thuốc. Ảnh minh hoạ: Q.H

Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, cơ quan này vừa có tờ trình gửi UBND TPHCM đề nghị cho phép mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung, tăng thêm 308 loại thuốc nhằm đáp ứng đủ thuốc cho tuyến y tế cơ sở. Danh mục thuốc nói trên áp dụng cho bệnh viện công lập, trung tâm y tế và trạm y tế.

Về tiêu chí lựa chọn, thuốc đưa vào danh mục đề xuất thêm 308 loại thuốc sẽ có thuốc thiết yếu, thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá, được thanh toán bảo hiểm y tế và không thuộc loại đấu thầu tập trung cấp quốc gia.

Ngoài ra, Sở Y tế TPHCM cũng đề nghị Bộ Y tế cho TPHCM thí điểm mở rộng danh mục thuốc tại trạm y tế được bảo hiểm thanh toán thêm 41 loại.

Các thuốc này dùng trong điều trị ngoại trú cho bệnh nhân không lây nhiễm gồm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid; điều trị tăng huyết áp; điều trị suy tim; hạ lipid máu; insulin và hạ đường huyết; chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nếu được UBND TPHCM và Bộ Y tế phê duyệt, hoạt động đấu thầu tập trung dự kiến sẽ được Bệnh viện Hùng Vương thực hiện, thời gian diễn ra dự kiến vào đầu năm 2023.

Gần đây, nhiều trạm y tế tại TPHCM thiếu thuốc bảo hiểm y tế để điều trị các bệnh lý thông thường, đặc biệt là các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản.

Để được hưởng quyền lợi bảo hiểm, người bệnh phải đến bệnh viện tuyến quận, huyện khám bệnh và nhận thuốc. Điều này đang khiến mô hình y tế tại TPHCM phát triển theo hình tháp ngược bởi tuyến y tế cơ sở, vốn gần dân lại không có bệnh nhân đến khám còn  các bệnh viện tuyến trên lại quá tải.

Nhập khẩu 1.500 túi dịch truyền điều trị sốc sốt xuất huyết

Hôm 22-9, thông tin từ Cục quản lý dược thuộc Bộ Y tế cho biết, đã có 1.500 túi dịch truyền Dextran điều trị sốc sốt xuất huyết được nhập khẩu về Việt Nam và đang tiếp tục nhập khẩu thêm để cung ứng cho nhu cầu điều trị bệnh.

Trước đó, vào cuối tháng 5-2022, một số đơn vị khám chữa bệnh tại các tỉnh, thành phố đã phản ánh về nguy cơ khan hiếm dịch truyền Dextran để điều trị sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết.

Theo Cục quản lý Dược, các dịch truyền chứa Dextran 40 hoặc Dextran 70 hiện không có sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Vì vậy, việc cung ứng thuốc phải thông qua hình thức cấp phép nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thuốc gặp nhiều khó khăn do hạn chế ở cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam.

Minh Thảo

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM thiếu thuốc, vật tư y tế do ‘đứt gãy’ nguồn...

0
(SGTT) - Mặc dù vấn đề cung ứng thuốc, vật tư y tế cơ bản đảm bảo hoạt động cho các bệnh viện trên...

Nhiều bệnh viện TPHCM thiếu thuốc hiếm, người bệnh mua thuốc...

0
Ngoài thuốc giải độc Botulinum, nhiều bệnh viện tại TPHCM cũng đang thiếu một số loại thuốc hiếm trong thời gian dài vì không...

Sau khi được gỡ vướng, các bệnh viện vẫn vừa mừng...

0
Hơn một tháng, sau khi Nghị quyết 30 và Nghị định 07 sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý trang thiết...

Gia hạn đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực

0
Quốc hội đồng ý gia hạn đăng ký lưu hành một số loại thuốc, nguyên liệu hết hiệu lực đến hết năm 2024. Theo...

Sẽ có 41 cuộc thanh tra đấu thầu thuốc, quản lý...

0
(SGTT) - Theo kế hoạch thanh tra của Bộ Y tế công bố, dự kiến vào năm 2023, đơn vị này sẽ thực hiện...

Thiếu thuốc điều trị, bệnh nhân phải mua thuốc với giá...

0
Thời gian vừa qua, nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh nhược cơ ở TPHCM phải chật vật khi tìm mua thuốc Mestinon. Dù chấp...

Kết nối