Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

TPHCM giải thích lý do quyết định tạm ngưng hoạt động karaoke, massage và spa sau 2 ngày cho mở

(SGTT) - Theo lãnh đạo TPHCM, xét tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên thành phố quyết định tạm ngưng các hoạt động kể trên để đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Quyết định tạm dừng sau 2 ngày hoạt động trở lại

Sau 2 ngày ra văn bản cho phép các dịch vụ hoạt động, UBND TPHCM lại có văn bản tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage, spa, quán bar.

Theo đó, chiều ngày 18-11, UBND TPHCM đã có văn bản số 3844 thông tin về nội dung trên do Phó chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức. Nguyên nhân được đưa ra là xét tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Theo đề nghị của Sở Y tế tại tờ trình số 8622/TTr-SYT ngày 18-11-2021, UBND TPHCM chỉ đạo hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage, spa, quán bar... tạm thời ngừng kinh doanh đến khi có thông báo mới.

TPHCM giao Sở Y tế khẩn trương hoàn thiện, tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố xem xét, ban hành bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với loại hình kinh doanh dịch vụ massage, spa, quán bar, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết các hoạt động này ngay sau khi thành phố ban hành bộ tiêu chí.

Lý do tạm ngưng hoạt động karaoke, massage?

Giải thích về nguyên nhân thành phố thay đổi quyết định, tạm ngừng hoạt động karaoke, massage, vũ trường, spa... khi chỉ mới cho phép hoạt động lại trong 2 ngày, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM vào chiều 18-11, ông Phạm Đức Hải, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM, cho biết quan điểm của thành phố là tạo điều kiện tốt nhất cho người dân. Người dân là trung tâm phục vụ. Tất cả chính sách thành phố đưa ra đều nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân.

Tuy nhiên, người dân TPHCM đang sống, làm việc trong bối cảnh đại dịch diễn biến phực tạp khó lường nên thành phố chỉ thực sự mở cửa các dịch vụ khi an toàn.

Theo Nghị quyết 3900, TPHCM đã tạo điều kiện rất tốt cho người dân và doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình phức tạp trong thời gian vừa qua, thành phố vừa có quyết định tạm dừng các hoạt động này.

Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM tại buổi họp báo. Ảnh: Minh Thảo

Phân tích rõ hơn về vấn đề này, ông Hải thông tin số ca mắc mới mỗi ngày vẫn còn cao, có những ngày hơn 1.400 ca mắc. Ngoài ra, số bệnh nhân nặng đang thở máy vẫn ở mức cao và ngày càng tăng. Cụ thể ngày 14-11 có 258 ca mắc Covid-19, ngày 15-11 có 274 ca, ngày 16-11 có 284 ca và gần đây nhất, ngày 17-11, số ca mắc lên đến 302 ca.

Số ca nhập viện những ngày gần đây luôn cao hơn số ca xuất viện. Con số khác với những ngày đầu tháng 10 và số ca tử vong chưa giảm, ông Hải bày tỏ lo ngại. Trên thực tế, Ban chỉ đạo thành phố nhận định vẫn còn nhiều người thực hiện chưa nghiêm 5K, ra đường vẫn không đeo khẩu trang, tụ tập và giữ khoảng cách không đúng. Điều này khiến thành phố lo lắng và đưa ra các giải pháp phòng chống dịch Covid-19.

Ông Hải chia sẻ “thành phố mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm và chia sẻ những quyết định hết sức khó khăn này. Chúng ta vì mục đích chung là bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân và bảo vệ kết quả phòng chống dịch thời gian qua”.

Tại buổi họp báo, ông Hải cũng thông tin thêm tính đến 18:00 ngày 17-11, TPHCM có hơn 451.000 ca mắc Covid-19. Thành phố đang điều trị gần 13.000 bệnh nhân, trong đó có 636 trẻ em dưới 16 tuổi, 302 bệnh nhân nặng đang thở máy, 9 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trước đó, ngày 16-11, UBND TPHCM ban hành Quyết định 3900 quy định tạm thời biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19".Theo đó, ở cấp độ phường, xã, thị trấn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ như massage, spa, làm đẹp, quán bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke, rạp chiếu phim được hoạt động ở vùng cấp độ dịch 1, 2, 3 và không hoạt động ở cấp độ 4.Ở cấp độ 1, người làm việc và tham gia dịch vụ tại đây phải tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh. Với cấp độ 2, các cơ sở này được hoạt động tối đa 50% công suất cùng một thời điểm. Ở cấp độ 3, trừ dịch vụ bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke, các loại hình còn lại được hoạt động tối đa 25% công suất.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Biến thể phụ XBB.1.5 mới xuất hiện ở TPHCM nguy hiểm...

0
Ngày 14-4, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa qua, thành phố đã tiến hành giải trình tự gene các mẫu...

Dịch có xu hướng giảm, phòng chống Covid-19 có được điều...

0
Vừa qua, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, Covid-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm 2023....

Thời đại số, doanh nghiệp vẫn xem tương tác trực tiếp...

0
(SGTT) - Đại dịch Covid-19 khiến tuyển dụng và đào tạo bước đầu trực tuyến trở thành giải pháp hàng đầu. Sau dịch, các...

Các hãng bay toàn cầu đối mặt “núi” nợ hàng trăm...

0
Tác động vô hình của đại dịch sẽ đeo bám ngành hàng không trong nhiều năm tới. Các hãng bay lớn nhất thế giới...

Hơn 60,8 triệu lượt người Việt đi du lịch trong nửa...

0
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, thị trường du lịch nội địa đã không những hồi phục mà còn tăng trưởng cao...

Tồn đọng 22 triệu liều vắc-xin, Bộ Y tế yêu cầu...

0
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đến giữa tháng 6-2022 còn hơn 22,2 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 loại Moderna và Pfizer...

Kết nối