Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Tiếng nói từ những bức tranh tường

Thành Hoa -

Từ ngày 26-2 đến 26-3-2017, 17 bức tường ở các phường Đa Kao, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Bến Nghé, Bến Thành, quận 1, TPHCM đã được “biến hóa” thành các bức tranh graffiti (tranh phun sơn) sống động mang thông điệp bảo vệ tê giác. Đây là hoạt động chính trong chương trình “Vẽ tranh tường nghệ thuật bảo vệ động vật hoang dã” do Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển CHANGE phối hợp với Quận đoàn quận 1 tổ chức.

Đến thời điểm này đã có 10 bức tranh hoàn thành. Đây là sự kết hợp sáng tạo giữa nghệ thuật đường phố và các hoạt động tương tác nhằm truyền cảm hứng cho cộng đồng, về việc không tiêu thụ sừng tê giác và cam kết bảo vệ tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

2Người dân sống tại quận 1 và người đi đường sẽ được chứng kiến quá trình 17 bức tường hẻm dần dần được “thay áo” thành 17 tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, 11 nghệ sĩ graffiti như Trang Suby, Florian Nguyen, Danny Dao… cũng sẽ mang đến cho người xem những kỹ thuật vẽ trình diễn ấn tượng.

4Một con tê giác đang dần hiện lên đầy màu sắc dưới bàn tay uyển chuyển của một nghệ sĩ graffiti.

1Chương trình vẽ tranh trên các bức tường cũ trên địa bàn quận 1, TPHCM nhằm mục đích kiêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là tê giác.

3Một nghệ sĩ đang vẽ hình tê giác trên một bức tường cũ tại hẻm 36, đường Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1.

9Sau khi hoạt động kết thúc, 17 tác phẩm graffiti vẫn sẽ được giữ nguyên ở các con hẻm với kỳ vọng sẽ trở thành một “góc tê giác” kêu gọi cộng đồng ngừng tiêu thụ sừng tê giác.

6Tại đoạn giao giữa đường Võ Văn Kiệt và cầu Nguyễn Văn Cừ, trên một bức tường cũ lớn, năm bức tranh đã được các nghệ sĩ vẽ với thông điệp bảo vệ tê giác. Theo thống kê, chỉ trong 40 năm qua, số lượng tê giác trên thế giới đã giảm tới 95%, chỉ còn 25.000 cá thể tê giác trong tự nhiên.

7Cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết để lấy sừng năm 2010. Các chuyên gia bảo tồn trên thế giới cảnh báo rằng các loài tê giác trên thế giới sẽ có thể bị tuyệt chủng trong 6 năm nữa nếu nạn thảm sát tê giác không được ngăn chặn kịp thời.

5Các em nhỏ đang xem bức tranh mẹ con tê giác được các nghệ sĩ vẽ trên bức tường tại con hẻm 217, đường Đề Thám, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hiểu hơn phương pháp ‘giải cấu trúc’ thực phẩm

0
(SGTT) - Trong ẩm thực nói chung hay ẩm thực phân tử nói riêng, deconstructed cuisine là khái niệm xuất phát từ phong cách...

Đầu tư thêm 3.760 tỉ đồng cho cao tốc Bảo Lộc...

0
(SGTT) - Hôm nay (21-11), tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa X, các đại biểu đã biểu...

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều...

0
(SGTT) - Theo dự báo của Ủy ban sông Mekong Việt Nam, từ nay đến cuối tháng 11 này, nhiều khu vực tại thành...

Những ‘quy tắc vàng’ giúp tránh bị lừa đảo qua mạng

0
(SGTT) - Hiện nay, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng trở nên phổ biến hơn với nhiều thủ đoạn, hành vi xấu. ...

Mới lạ tô súp cua cô Bông tại chợ Thiếc, gần...

0
(SGTT) - Tọa lạc trong khu chợ Thiếc, quận 11, quầy súp cô Bông đến nay đã hơn 20 năm phục vụ thực khách...

Khám phá ba ‘Làng du lịch tốt nhất thế giới’ tại...

0
(SGTT) - Làng rau Trà Quế (Quảng Nam), làng Tân Hóa (Quảng Bình), làng Thái Hải (Thái Nguyên) là ba ngôi làng tại Việt...

Kết nối