Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Tiền Giang xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa mộ Nội tổ Tả quân Lê Văn Duyệt

(SGTT) - Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Quyết định xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh cho Mộ ông Lê Văn Hiếu (Nội tổ Tả quân Lê Văn Duyệt) tại ấp Hòa Quí, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Vừa qua, ban quản lý khu di tích cũng đã tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh đối với công trình này.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang, di tích Mộ ông Lê Văn Hiếu là một trong những ngôi mộ cổ được xây dựng cách đây trên 200 năm (ở Nam Bộ hiện nay còn rất ít ngôi mộ được xây dựng trên 200 năm). Ngôi mộ là một minh chứng cho sự có mặt khá sớm của lưu dân người Việt ở vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng đất Trà Lọt, huyện Cái Bè hiện nay nói riêng.

Ảnh: Ban liên lạc Gia tộc Lê Văn Duyệt

Ông Lê Văn Hiếu là một trong những người đi tiên phong trong việc khai khẩn vùng đất Trà Lọt và là tổ tiên của một đại công thần dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng (Tả quân Lê Văn Duyệt).

Ảnh: Ban liên lạc Gia tộc Lê Văn Duyệt

Kiến trúc ngôi mộ ông Lê Văn Hiếu được thiết kế với quy chuẩn về lăng mộ của một vị quan thời phong kiến, giai đoạn từ nửa sau thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19, bao gồm cổng lăng và hàng rào, sân tế, bình phong phía trước, vòng thành, bia mộ, nhà mồ, bình phong phía sau, điện thờ.

Ảnh: Ban liên lạc Gia tộc Lê Văn Duyệt

Tuy đã hơn 200 năm nhưng kiến trúc của mộ không bị phá vỡ, hiện trạng còn rất tốt. Ngôi mộ có giá trị cao về mặt khảo cổ học (vật liệu xây dựng, chất kết dính, phong cách kiến trúc).

Ảnh: Ban liên lạc Gia tộc Lê Văn Duyệt

Bên cạnh mô ông Lê Văn Hiếu, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng công nhận Địa điểm ghi dấu trận đánh của Đoàn cán bộ Cách mạng mùa Thu năm 1962 tại Quơn Long, ấp Long An, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang là di tích văn hóa, lịch sử cấp tỉnh.

Ảnh: Ban liên lạc Gia tộc Lê Văn Duyệt

Cùng với đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè và Ủy ban nhân dân các xã có di tích được công nhận thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật; cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trái phép trong khu vực bảo vệ di tích.

Đăng Huy
Theo Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt...

0
(SGTT) - Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí...

Rổ rế bên đường

0
(SGTT) - Ở vùng sông nước, cứ đầu con kênh hoặc đầu con rạch là có tiệm tạp hóa hay quán nước. Có khi...

Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn

0
(SGTT) - Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa...

Độc đáo những cọn nước ở miền núi Nghệ An

0
(SGTT) – Trên hành trình ngược đường 48 lên miền Tây bắc Nghệ An, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn những cọn nước...

Về Thái Bình thăm nhà thờ Bác Trạch

0
(SGTT) - Nhà thờ Bác Trạch tọa lạc tại xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, nổi bật với kiến trúc Gothic...

Về An Giang khám phá nghề dệt thổ cẩm của đồng...

0
(SGTT) - Khi đến thăm làng Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, du khách không chỉ được khám...

Kết nối