Thứ sáu, Tháng tư 11, 2025

Tiền Giang khai thác lợi thế, phát triển mô hình du lịch nông nghiệp

Tiền Giang đang xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp gắn liền với các hoạt động như tham quan ngắm cảnh nông thôn, homestay, tham quan làng nghề truyền thống, trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của người dân nông thôn.
Làng nghề dệt chiếu Long Định tại Tiền Giang. Ảnh: TTXVN

Theo TTXVN, loại hình du lịch nông nghiệp-nông thôn đang phát triển mạnh tại Tiền Giang. Toàn tỉnh hiện có 46 khu, điểm du lịch cùng hàng trăm lò bánh kẹo, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống nông thôn.

Theo ông Võ Phạm Tân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, địa phương đang xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp gắn liền với các hoạt động như tham quan ngắm cảnh nông thôn, homestay, tham quan làng nghề truyền thống, trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của người dân nông thôn…

Những mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn Tiền Giang đáp ứng nhu cầu tham quan và trải nghiệm của khách du lịch, giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, tăng thu nhập, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp hiệu quả và bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp ở những vùng có nhiều tiềm năng, đồng thời tăng cường công tác quản lý để tránh tình trạng để người dân hoạt động tự phát, chạy theo phong trào.

Đối với nông dân làm du lịch cần cải tạo, chỉnh trang cơ sở vật chất phục vụ du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường; có thái độ ứng xử thân thiện, văn minh, mến khách, tôn trọng và hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch tại địa phương…

Ngoài ra, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần xây dựng tour, tuyến để khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp; phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường nông thôn; quan tâm đến quyền lợi nông dân, cùng chia sẻ hài hòa lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân; tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tham gia phát triển du lịch ở địa phương.

Cũng theo TTXVN, trong 5 tháng đầu năm nay, Tiền Giang đón 479.000 lượt khách du lịch , đạt 38,3% kế hoạch và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó khách quốc tế là 38.000 lượt khách, đạt 15,4% kế hoạch, tăng 5,3% so cùng kỳ năm 2022.

Minh Anh

Theo Kinh tế Sài Gòn Online 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Làng gốm 500 năm tuổi ở Hội An ‘hồi sinh’ nhờ...

0
(SGTT) – Sau 500 năm với biết bao thăng trầm, làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) vẫn được gìn giữ và bảo...

Về Bình Định thăm làng gốm Nhạn Tháp – Vân Sơn

0
(SGTT) - Bề ngoài không bóng loáng, mịn màng như các dòng gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng hay Biên Hòa... sản phẩm...

Thăm làng nghề làm bún ‘tiến vua’ ở Bình Định

0
(SGTT) - Có thể nói, Bình Định là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nhất tại Nam Trung Bộ. Điều này cũng...

Sắc màu làng nghề làm bột khoai ở Tây Ninh

0
(SGTT) - Từ bao đời, nghề làm bột khoai truyền thống tại xã Long Thành Nam, thị xã Hòa Thành, Tây Ninh đã trở...

Hai làng nghề đầu tiên của Việt Nam gia nhập mạng...

0
(SGTT) – Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc ở Hà Nội vừa chính thức gia nhập Mạng lưới các...

Sôi động hội làng nghề truyền thống Kim Bồng ở Quảng...

0
(SGTT) - Diễn ra vào ngày 8 và 9-2, ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An,...

Kết nối