Thứ năm, Tháng hai 13, 2025

Thưởng tết và truyền thông

NGUYÊN NGUYÊN -

Năm nào cũng vậy, cứ đến thời điểm này là thông tin về thưởng tết xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, lan truyền trên mạng. Nào là chỗ này thưởng mấy tháng lương, nào là chỗ kia thưởng vài chục triệu đồng, nào là công ty nọ thưởng tết cao nhất…

Thông tin thưởng tết có thể làm người này vui, nhưng cũng vô tình khiến nhiều người chạnh lòng.
Truyền thông đang háo hức với thông tin thưởng tết, và chỉ vài ngày nữa chắc rồi sẽ có tin chỗ nọ thưởng tết cao nhất, đến vài trăm triệu đồng/người, giống nhưng năm ngoái. Và rồi trên mạng xã hội, đường link dẫn đến cái tin giật gân đó được chia sẻ tựa vết dầu loang.

Nhưng có mấy ai nói cho rõ rằng, mức thưởng đó chỉ có một nhân vật được nhận, đó là tổng giám đốc một doanh nghiệp nước ngoài. Năm nào ông này cũng giữ ngôi đầu bảng thưởng tết, nhưng những mức thưởng tiếp theo thấp hơn rất nhiều. Có tờ báo lấy mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất của nhân vật này rồi so với mức thưởng Tết Âm lịch cao nhất của nhân vật khác, thành ra con số thưởng tết vô cùng lớn. Vậy là ai cũng đọc thông tin ấy, cảm thấy sốc vì sự chênh lệch quá lớn, mặc dù nó không phản ánh đúng bản chất chút nào.

Việc công bố thưởng tết không sai, ngược lại nó là một phần sức ép lên doanh nghiệp, để họ quan tâm hơn trong việc chăm lo tết cho người lao động. Nhưng cách “giật tít” của truyền thông có lẽ cũng cần xem lại. Thay vì vẽ nên bức tranh toàn cảnh, họ chỉ chọn những chi tiết nổi bật để phản ánh. Điều này vô tình đã chạm vào nỗi buồn của nhiều người trong xã hội, những người chỉ mong có ít tiền để về quê ăn tết với gia đình.

Ở một góc độ nào đó, những thông tin này có thể gián tiếp gây nên những cuộc đình công khi công nhân so sánh mức thưởng của công ty mình và công ty khác, rồi cho rằng công ty đã “ăn chặn” của người lao động trong khi khả năng chi trả của doanh nghiệp là có hạn. Thưởng tết là thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, nó không chịu ràng buộc bởi bất cứ một quy định nào. Song, nó là nguồn động viên lớn với người lao động, tạo ra sự gắn bó giữa họ và công ty.

Truyền thông có lẽ cũng nên đặt mình vào tâm trạng của đại bộ phận lao động để cân nhắc, chọn lọc thông tin và thật khách quan khi đưa những thông tin kiểu này. Bởi sự lan truyền thông tin ngày càng lớn sẽ là con dao hai lưỡi, không những không tạo hiệu ứng tốt cho xã hội mà còn có tác dụng ngược lại, tạo ra sự bức xúc cho nhiều người và cho cả doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Long An đặt mục tiêu hoàn thành đường Vành đai 3...

0
(SGTT) - Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An cùng đơn vị thi công đề ra các mốc hoàn thành đối với từng...

Giá xăng RON 95-III vượt mức 21.000 đồng/lít

0
(SGTT) - Từ 3 giờ chiều nay (13-2), Liên bộ Công Thương - Tài chính đã tăng giá bán lẻ với đa số mặt...

‘Bé ba’ trở thành một trong những xu hướng quà tặng...

0
(SGTT) - Ngoài lựa chọn truyền thống là hoa tươi và socola, năm nay, “bé ba” (Baby Three), sản phẩm đồ chơi đang thịnh...

Quà tặng Valentine: hoa tươi tăng giá, sô cô la và...

0
(SGTT) - Dịp Lễ tình nhân 14-2, các cửa hàng, siêu thị và nền tảng mua sắm trực tuyến ghi nhận nhu cầu mua...

Đi đâu để có bữa tối Valentine lãng mạn?

0
(SGTT) - Khoảnh khắc bữa tối Valentine của đôi lứa sẽ trở nên lãng mạn, ấm cúng hơn với những không gian tiệc đặc...

Dự kiến bàn giao sát hạch, cấp giấy phép lái xe...

0
(SGTT) - Theo Cục Đường bộ Việt Nam, việc bàn giao nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông...

Kết nối