Thứ ba, Tháng tư 1, 2025

Thủ tướng yêu cầu tích hợp loạt tiện ích thiết yếu lên VNeID

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tích hợp hàng loạt tiện ích thiết yếu lên ứng dụng VNeID bằng cách cho phép người dân được cập nhật và xác thực dữ liệu cá nhân.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tích hợp các tiện ích vào VNeID trong quản lý ứng dụng xã hội – Ảnh minh họa: TL

Theo Baochinhphu.vn, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu tích hợp hàng loạt tiện ích thiết yếu lên ứng dụng VNeID bằng cách cho phép người dân được cập nhật và xác thực dữ liệu cá nhân gồm trình độ học vấn, quan hệ họ hàng, giấy phép lái xe, tài khoản ngân hàng, điện nước, viễn thông, công chức, viên chức, đảng viên…

Các đô thị loại 3 (thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị) được giao sớm nghiên cứu thí điểm tích hợp ứng dụng quản lý xã hội trên VNeID như tố giác tội phạm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng.

Các tiện ích khác cho người dân như cấp lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử, giấy khai sinh, kết hôn, ly hôn, dịch vụ ngân hàng, tiện ích cho nhóm yếu thế (người già, trẻ em, người có công) cũng cần được tích hợp vào ứng dụng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an đẩy mạnh cấp tài khoản định danh điện tử cấp 2, phấn đấu cuối năm 2023 có 20 triệu người dùng VNeID với ít nhất 10 ứng dụng. Bộ cũng phải nghiên cứu đề xuất xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia vào cuối năm 2024; xây dựng trung tâm điều phối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xử lý, xác thực, tra cứu, tích hợp và chia sẻ dữ liệu.

Bộ Công an được giao triển khai công nghệ xác thực sinh trắc học trên thẻ căn cước công dân gắn chip tại các bệnh viện để rút ngắn thủ tục. Công nghệ xác thực sinh trắc học cũng sẽ phục vụ hành khách làm thủ tục đi máy bay các tuyến nội địa.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính đồng bộ dữ liệu, dùng căn cước công dân, định danh điện tử là mã số thuế và định danh trong các giao dịch điện tử. Tất cả cơ sở kinh doanh lĩnh vực ăn uống, nhà hàng, khách sạn, giải trí, siêu thị, trung tâm thương mại phải kết nối hóa đơn điện tử. Đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí sẽ được triển khai toàn quốc và liên thông với nhau.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số chiếm 15,2% GDP trong nửa đầu năm 2023. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 13 bộ ngành và 63 địa phương với hơn một tỷ lượt tra cứu, khai thác; 41 triệu thông tin tín dụng ngân hàng được làm sạch. Thẻ căn cước công dân cũng bước đầu thay thế ATM với 17.000 lượt sử dụng. Hiện gần 8 triệu tài khoản và 20,7 triệu hồ sơ nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

T.Huy

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Không cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1-6

0
(SGTT) - Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), từ ngày 1-6 tới, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy chỉ thực...

Kiến nghị hoãn thời điểm sàn TMĐT phải nộp thuế thay...

0
(SGTT) - Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đề xuất hoãn thời điểm sàn TMĐT nộp thuế thay cho hộ kinh...

Phạt công ty bán kẹo rau củ Kera 125 triệu đồng

0
(SGTT) - Sở An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập...

Hoàn thành áp dụng sinh trắc học, VNeID tại sân bay...

0
(SGTT) - Cục Hàng không Việt Nam đang triển khai áp dụng sinh trắc học và VNeID tại các cảng hàng không trong nước...

Bệnh viện trên toàn quốc triển khai bệnh án điện tử...

0
(SGTT) - Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh ưu tiên nguồn lực, khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh...

Đề xuất thu thuế VAT với sàn thương mại điện tử

0
(SGTT) - Trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), Bộ Tài chính đề xuất mở rộng nhóm...

Kết nối