Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Thứ trưởng Bộ Y tế: 10 lưu ý khi chăm sóc F0, F1 tại nhà

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa gửi đến tất cả người dân được xác định là F0, F1 (không triệu chứng, không bệnh nền) 10 khuyến cáo đáng lưu ý cần thực hiện khi cách ly y tế tại nhà được báo Sức khỏe & Đời sống đăng tải, Sài Gòn Tiếp Thị trích đăng lại.

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại TPHCM, đã có 10 khuyến cáo với các trường hợp F0 không triệu chứng và F1 tại nhà.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo khi được xác định là người mắc Covid-19 (F0) hoặc người tiếp xúc gần (F1), mọi người phải có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình và người thân cũng như cộng đồng.

Để làm được những điều này, ông yêu cầu người dân thực hiện theo những hướng dẫn sau:

1. Chuẩn bị khu vực cách ly cho bản thân trong nhà với điều kiện có phòng riêng (hoặc 1 khu vực riêng biệt), có nhà vệ sinh riêng, có số điện thoại của cơ sở y tế, nhân viên y tế được phân công theo dõi, số điện thoại của bác sĩ tư vấn. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu cần thiết như: Dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt; nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%); nhẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng; một số loại thuốc thiết yếu (thuốc hạ sốt và một số loại thuốc nâng cao sức khỏe (vitamin C, multivitamin) và một thuốc đông dược; chuẩn bị thêm 1 bàn, ghế cá nhân đặt trước cửa phòng và khu vực cách ly để nhận tiếp tế nhu yếu phẩm từ gia đình và cán bộ y tế chuẩn bị cho mình. Cuối cùng, người dân nên có thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm.

2. Mở cửa sổ tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa.

3. Thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang 2 lần/ngày (khử khuẩn bằng cồn trước khi bỏ khẩu trang).

4. Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc (mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…).

5. Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Ghi chép nhiệt độ và báo cáo cho nhân viên y tế hằng ngày.

6. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

7. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên.

8. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút/ngày.

9. Yêu cầu nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm sau 7 ngày cách ly.

10. Khi có một trong các dấu hiệu sau bạn cần gọi cho nhân viên y tế ngay lập tức, đó là trường hợp sốt > 37.5oC; khi bị ho, đau họng; tiêu chảy; cảm thấy hơi thở ngắn lại, khó thở (khi bạn không thể hít sâu và nín thở đủ 10 giây)… nên báo ngay cho nhân viên y tế để có sự hỗ trợ về y tế và tiếp tục theo dõi sức khỏe của bạn.

Minh Thảo

Theo Sức khỏe và Đời sống

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mới lạ bánh cuốn Cao Bằng, dùng nước hầm xương thay...

0
(SGTT) - Dù chỉ mới mở bán thời gian gần đây nhưng quán ăn Thủy ở quận 7 lại thu hút sự quan tâm...

Đầu tư vào đất nông nghiệp vùng ven: Được gì và...

0
(SGTT) - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu tìm kiếm một không gian sống gần gũi với thiên nhiên...

Giá vé metro Bến Thành – Suối Tiên từ 6.000 đến...

0
(SGTT) - TPHCM vừa công bố giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Theo đó, vé đi metro có giá từ 6.000...

Mới lạ tô súp cua cô Bông tại chợ Thiếc, gần...

0
(SGTT) - Tọa lạc trong khu chợ Thiếc, quận 11, quầy súp cô Bông đến nay đã hơn 20 năm phục vụ thực khách...

Nở rộ xu hướng thuê mua áo dài gia đình, hội...

0
(SGTT) - Cận Tết, thay vì lựa chọn chụp ảnh chân dung mang tính cá nhân hoá như mọi năm, năm nay nhiều bạn...

Doanh nghiệp xây dựng dân dụng tất bật mùa cuối năm

0
(SGTT) - Thời điểm cuối năm, các công ty xây dựng dân dụng đang trong "cuộc đua" nước rút để hoàn thành hàng loạt...

Kết nối