Thứ tư, Tháng năm 21, 2025

Thiết bị an toàn trên ô tô: Không chỉ có bình chữa cháy

LÊ ANH -

Việc bắt buộc các xe ô tô phải trang bị bình chữa cháy vừa gây xôn xao dư luận với những ý kiến trái chiều về tính khả thi. Thế nhưng đâu chỉ có bình chữa cháy, quy định mới còn yêu cầu các chủ xe phải trang bị cả bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng gồm kìm cộng lực, búa, xà beng, đèn pin chuyên dụng, găng tay chữa cháy và cả khẩu trang lọc độc.

Phải có cả xà beng, khẩu trang lọc độc

6

Cách đây ba ngày, anh Hợp ngụ tại quận 9, TPHCM đã bị cảnh sát giao thông nhắc nhở và yêu cầu trang bị thêm các dụng cụ theo đúng quy định của Bộ Công an. Anh kể, nghe báo đài nói xe phải trang bị bình chữa cháy nên anh đã đi mua một bình để trên xe. Tuy nhiên, khi cảnh sát giao thông dừng xe, kiểm tra thì lại được nhắc nhở rằng xe của anh vẫn thiếu nhiều dụng cụ.

Anh Hợp thắc mắc thì được cảnh sát giao thông giải thích rằng xe chở khách 24 chỗ phải trang bị bình chữa cháy, kìm cộng lực, búa, xà beng, đèn pin, găng tay chữa cháy và khẩu trang lọc độc. “Dù không phạt những lỗi này, nhưng cảnh sát yêu cầu phải trang bị đầy đủ theo quy định nếu không có sau này sẽ bị phạt”, anh Hợp nói.

Thực ra, những trang thiết bị trên được đề cập trong Thông tư số 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 26-10-2015, hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, xe ô tô 4-9 chỗ ngồi trang bị một bình chữa cháy. Xe 10-15 chỗ ngồi phải trang bị một bình chữa cháy, một bộ dụng cụ phá dỡ, một chiếc đèn pin, một đôi găng tay, một chiếc khẩu trang lọc độc. Còn ô tô 16-30 chỗ ngồi phải trang bị cả bình chữa cháy loại nhỏ và loại to, một bộ phá dỡ chuyên dùng, một đèn pin, hai đôi găng tay, hai khẩu trang lọc độc. Các loại xe trên 30 chỗ ngồi, xe tải, xe container đều trang bị như xe 16-30 chỗ ngồi.

Cũng theo quy định này, chủ xe phải tự bỏ kinh phí để trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Còn xe của các cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước chi trả khi trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

Ngoài ra, tùy đặc điểm xe và khả năng bảo đảm kinh phí, chủ xe có thể trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy như bình chữa cháy, phương tiện cứu người, quần, áo chữa cháy, mũ chữa cháy, ủng chữa cháy, hộp sơ cứu kèm theo các dụng cụ cứu thương và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết khác. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.

Theo quy định tại thông tư này, những thiết bị trên sẽ được trang bị trên xe để sử dụng khi xảy ra sự cố, chứ không phải bắt buộc phải đeo khẩu trang và găng tay khi lái xe như nhiều người nghĩ.

Đối phó là chính?

Khi thông tư của Bộ Công an được ban hành, giới tài xế đều phản ứng rất gay gắt, cho rằng những trang bị này nếu có trang bị cũng chỉ là để đối phó với công an, vì dù có nhưng khi có sự cố xảy ra thì tác dụng xử lý của các dụng cụ này có nhiều hạn chế. Chẳng hạn, khi xảy ra cháy xe, thường là xuất phát từ vị trí của động cơ, thì lời khuyên thường là mau tìm cách thoát khỏi xe và tránh xa vì xe có thể bị nổ; hơn nữa, lúc đó không ai dám mở nắp ca-pô để dập tắt lửa.

Một số tài xế cho rằng việc bắt buộc các xe từ 16 chỗ trở lên trang bị bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng gồm kìm cộng lực, búa, xà beng là thừa. Bởi hiện nay, trên các loại xe chở khách, nhà sản xuất đã thiết kế các búa để sẵn trên xe nếu gặp sự cố thì dùng búa đó đập cửa kính ra ngoài. “Bây giờ trang bị thêm những thứ này là không cần thiết. Hơn nữa, với những thứ cồng kềnh như xà beng thì rất khó bố trí chỗ để trên xe, trong khi theo quy định những thứ này phải để chỗ dễ thấy, dễ lấy”, anh Hợp băn khoăn.

Nhiều người sử dụng xe ô tô cũng cho rằng, dù quy định bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy trên ô tô nhưng rất khó dập tắt lửa nếu xe bị cháy vì loại bình này rất nhỏ. Đó là chưa kể nếu để bình chữa cháy trong xe mà xe để ở ngoài trời khi nhiệt độ cao thì có thể gây nổ.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến “bàn ra” thì cũng có ý kiến đồng tình về sự trang bị một số dụng cụ, phương tiện cần thiết nói trên. Theo những ý kiến này, nếu nói trang bị để đối phó công an chứ không dùng đến là cách nói khiên cưỡng. Bởi, việc trang bị là để phòng khi sự cố xảy ra, chứ không ai mong muốn sự cố xảy ra để có dịp sử dụng nó. Còn việc nói trang bị là thừa, ví dụ búa phá kính, vì nhà sản xuất đã tính sẵn khi thiết kế, thì cách nói này cũng có vẻ chống chế. Bởi, nếu đã có rồi thì không ai buộc phải trang bị thêm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thúc đẩy tiến độ mở rộng đường cao tốc TPHCM –...

0
(SGTT) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Tiền Giang, thúc đẩy dự án mở rộng cao tốc TPHCM -...

Giá vàng tăng hơn 1 triệu đồng/lượng trong sáng 21-5

0
(SGTT) - Sáng nay (21-5), giá vàng miếng SJC tại nhiều doanh nghiệp tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, lên mức 120,5 triệu đồng/lượng ở...

Nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí năm học...

0
(SGTT) - Tính đến thời điểm này, nhiều trường đại học tại TPHCM đã thông báo phương án tuyển sinh dự kiến năm học...

Ngắm Tân Cương qua ống kính nhiếp ảnh gia

0
(SGTT) – Tân Cương nằm ở phía Tây bắc Trung Quốc - một trong những điểm dừng chân quan trọng trên “con đường tơ...

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm dần trong những ngày cuối...

0
(SGTT) - Theo Trưởng phòng dự báo thủy văn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 21 đến 31-5,...

Thêm 5 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Đức Phật

0
(SGTT) - Sau TPHCM, Tây Ninh, Hà Nội và Hà Nam, xá lợi Đức Phật tiếp tục được tôn trí tại các chùa thuộc...

Kết nối