Thứ ba, Tháng mười một 5, 2024

Thêm nhiều vùng trồng sầu riêng xuất sang Trung Quốc được phê duyệt

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông tin, Việt Nam có thêm 47 vùng trồng sầu riêng được cấp mã, nâng tổng số vùng trồng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay là 293 vùng. Thêm vào đó, có 400 vùng trồng đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Trái sầu riêng của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 22 thị trường. Ảnh: Hữu Thiện

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về kết quả xét duyệt hồ sơ của các mã số vùng trồng ở đợt kiểm tra trực tuyến hồi tháng 1-2023. Theo đó, có 47 trong tổng số 51 vùng trồng sầu riêng và 18 cơ sở đóng gói đạt yêu cầu để được cấp mã số, TTXVN cho biết.

Những vùng trồng còn lại chưa đạt yêu cầu vì một số nguyên nhân như hồ sơ gửi đi chưa đủ thông tin, hình ảnh không rõ nét. Như vậy, Việt Nam đang có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói sầu riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Một thông tin khác là Cục Bảo vệ thực vật cũng đang làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thống nhất lịch kiểm tra trực tuyến đợt tiếp theo cho khoảng 400 vùng trồng và 60 cơ sở đóng gói sầu riêng mà đơn vị đã gửi sang.

Từ năm 2019 đến nay, trái sầu riêng của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 22 thị trường. Khối lượng hàng năm khoảng 10.000-15.000 tấn.

Trong đó, năm 2022 là năm đầu tiên hai nước Việt Nam – Trung Quốc mở cửa thị trường chính ngạch cho trái sầu riêng. Lượng sầu riêng tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 46.000 tấn, chiếm 78% tổng lượng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Chỉ tính 5 tháng đầu năm 2023, khối lượng trái sầu riêng xuất khẩu đã đạt hơn 65.000 tấn, tăng 41% so với năm 2022. Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam với tỷ lệ xuất khẩu sầu riêng quả tươi sang thị trường Trung Quốc là 97%.

TTXVN dẫn thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết, thị trường Trung Quốc đã đem lại nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ còn gặp một số khó khăn từ việc kiểm soát chất lượng ở nước nhập khẩu, ùn ứ ở cửa khẩu mùa cao điểm. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa ký kết được nghị định thư kiểm dịch thực vật với Trung Quốc ảnh hưởng tới hiệu suất xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, hiệp hội khuyến nghị cho cơ quan chức năng cần hoàn tất nhanh việc đàm phán ký Nghị định thư để nhiều loại trái cây của Việt Nam có thể được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Riêng đối với mặt hàng sầu riêng, doanh nghiệp cần ngăn chặn tình trạng gian lận trong việc sử dụng mã số vùng trồng; phát triển các kho bảo quản gần cửa khẩu; cập nhật thông tin, tìm hiểu các dự báo, chính sách, hạn chế tối đa rủi ro trong xuất khẩu; chủ động kết hợp với các đối tác nhập khẩu trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Xuất khẩu sầu riêng kỳ vọng bội thu năm 2024

0
(SGTT) - Trong tháng 8-2024, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 2,03 tỉ đô la Mỹ, tăng tới 68% so với cùng kỳ năm...

Áp dụng mô hình nông lâm kết hợp hướng đến tiêu...

0
(SGTT) - Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì nông lâm kết hợp là một mô...

Sầu riêng Việt Nam ‘bào mòn’ thị phần của Thái Lan...

0
(SGTT) - Nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng vọt năm 2023, nhưng kéo theo sự suy giảm thị phần sầu riêng đáng...

Sản lượng dự báo giảm, giá cà phê tiếp tục lập...

0
(SGTT) - Giá xuất khẩu bình quân tháng 10-2023 của Việt Nam tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 10...

Hai lô sầu riêng và ớt Việt Nam xuất sang Nhật...

0
(SGTT) - Hai lô hàng bị phía Nhật Bản buộc tiêu hủy là lô sầu riêng khoảng 1,4 tấn bị phát hiện tồn dư...

Dược liệu Việt Nam vẫn xuất khẩu phần lớn ở dạng...

0
(SGTT) - Dù có nhiều tiềm năng nhưng dược liệu mới chỉ mang về nguồn thu khiêm tốn cho Việt Nam. Một trong những...

Kết nối