Thứ năm, Tháng tư 3, 2025

Thầy giáo mê toán và yêu nhạc

Mạnh Hoài Nam -

Thầy giáo Nguyễn Tước (sinh năm 1964) hiện đang là giáo viên dạy toán tại trường THPT Lê Trung Kiên, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Ông là người học chuyên toán nhưng đam mê sáng tác nhạc, làm thơ. Hai bài hát Nụ hoa ấy và Nỗi lòng người thôn nữ ông viết trên nền giai điệu valse và ballad trữ tình được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

IMG_4529Ông Nguyễn Tước chơi đàn và hát các ca khúc do mình sáng tác.

Thuở nhỏ, Nguyễn Tước học trường Tiểu học cộng đồng Bàn Thạch, nay là trường Tiểu học số 3 Hòa Xuân Đông (huyện Đông Hòa); tiếp tục học trường cấp 2 Hòa Xuân, nay là trường THCS Nguyễn Chí Thanh (huyện Đông Hòa). Sau đó học trường THPT Ngô Gia Tự, thành phố Tuy Hòa, (Phú Yên). Trước đây ông là học sinh giỏi toán của tỉnh Phú Khánh (bây giờ là tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa). Từ năm 1982 đến năm 1986, là sinh viên lớp toán khóa 6, trường Đại học Đà Lạt.

Ca khúc Nỗi lòng người thôn nữ đã được Nguyễn Tước sáng tác vào năm 1986 khi còn là sinh viên Khoa Toán, trường Đại học Đà Lạt nhưng tác giả phải “giấu” trong lòng đến 25 năm sau mới đăng ký bản quyền.

Ông kể hồi là sinh viên học ở Đà Lạt, ông có yêu một người con gái ở quê, người ấy làm nghề thợ may. Theo ông, thợ may lúc đó “có giá” lắm! Còn sinh viên đại học như ông cũng hiếm hoi, lúc đó quê ông còn là huyện Tuy Hòa, năm cuối cấp 3 chỉ có 10 người thi đậu đại học. Chàng trai học đại học, cô gái ở quê nhà yêu nhau, nhớ nhau gửi thư tâm sự. Có những lá thư cô gái ở quê nhà gửi lên, đọc dòng thơ trải dài theo những dòng nhớ, và sau những đêm nằm “gác tay lên trán”, ông viết ra ca khúc Nỗi lòng người thôn nữ như Ngày qua anh ở bên em, trời xanh tươi thắm hương tình tơ duyên/Giờ đây anh đã đi rồi, cỏ cây mây gió như buồn như mong…

Còn ca khúc Nụ hoa ấy, ban đầu là bài thơ sáng tác năm 2011, sau đó những nốt nhạc trong đầu tuôn ra. “Làm thơ xong cảm xúc dâng trào tôi phổ nhạc bài thơ luôn, chứ lúc đầu không “cố ý”. Phổ nhạc xong, ông đưa bạn bè hát, nhiều người rất thích”, ông Tước nói.

Sau đó ông gửi ca khúc Nụ hoa ấy kèm theo Nỗi lòng người thôn nữ đến Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để đăng ký bản quyền, được cơ quan này cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả vào ngày 27-9-2011.

Ông Ngô Viết Hải, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Đông Hòa cho biết, thầy Tước dạy toán nhưng có năng khiếu làm thơ, sáng tác
nhạc, đã tham gia và đóng góp nhiều vào việc xây dựng phong trào văn nghệ và hoạt động xã hội của nhà trường cũng như ngành văn hóa của huyện Đông Hòa. Hai ca khúc Nụ hoa ấy và Nỗi lòng người thôn nữ của thầy Tước được thể hiện nhiều trong các hội nghị, hội thảo của huyện, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong người dân huyện Đông Hòa và tỉnh Phú Yên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Giá vàng lên sát 103 triệu đồng/lượng, lập mức kỷ lục...

0
(SGTT) - Sáng nay (3-4), mỗi lượng vàng ở một số doanh nghiệp đã tăng hơn một triệu đồng, lên sát mốc 103 triệu...

Thơm ngon, giòn sần sật với cật heo cháy tỏi

0
(SGTT) – Nếu đã quen với cơm phần hoặc các món nước, hôm nay hãy thử đổi vị với món cật heo cháy tỏi...

Hoa trẩu nở trắng núi đồi Lào Cai

0
(SGTT) - Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, nhiều cây trẩu tại xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đồng...

Các hoạt động trong lễ Kỷ niệm 50 năm thống nhất...

0
(SGTT) - UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch tổng thể cho lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025),...

Du lịch lễ 30-4 năm nay, khách Việt chuộng các tour...

0
(SGTT) - Chưa đầy một tháng nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, thị trường du lịch đang trở nên sôi động....

Ghé thăm ngôi chùa kiến trúc Tây Tạng ở Hà Nội

0
(SGTT) - Chùa Long Quang tọa lạc trên đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có lịch sử...

Kết nối