Chủ Nhật, Tháng 7 6, 2025

Thăm bảo vật quốc gia ‘ông Đen, ông Đỏ’ ở Bình Định

(SGTT) –  Hai tượng Hộ Pháp chùa Nhạn Sơn (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) mà dân gian quen gọi là tượng "ông Đen, ông Đỏ" là những tác phẩm điêu khắc đá Champa, được sử dụng để trang trí trong các công trình đền, tháp của người Chăm xưa. 
Hai tượng Hộ Pháp hiện đang lưu giữ tại Chùa Nhạn Sơn (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) và được công nhận là bảo vật quốc gia. Theo Cục Di sản văn hóa, hai tượng Hộ Pháp này có niên đại vào khoảng thế kỷ 12-13. Ảnh: Trúc Nhã
Hai tượng Hộ Pháp mang ý nghĩa bảo vệ cho đạo pháp, đứng đối xứng nhau, mỗi tượng có trọng lượng khoảng 800kg. Ảnh: Trúc Nhã
Ban đầu, chùa Nhạn Sơn có tên là Thạch Công tự (chùa Ông Đá). Tuy nhiên, do ý nghĩa phía sau của hai pho tượng này, nên người dân nơi đây đã đổi cách gọi tên chùa là Song Nghĩa tự (chùa thờ hai anh em kết nghĩa). Đến thế kỷ 16, hòa thượng Thích Chí Mẫn chỉnh trang lại chùa và đặt tên là chùa Nhạn Sơn. Ảnh: Trúc Nhã
Khuôn mặt của hai bức tượng được tạo tác với cặp lông mày rậm, đôi mắt to, tròn lồi, mũi to phình ra, đôi tai to và dài tạo nên sự dữ tợn. Ảnh: Trúc Nhã
Theo trang TTĐT thị xã An Nhơn, hai tượng đá được sơn đen, đỏ tượng trưng cho ông thiện và ông ác trong tín ngưỡng của người Việt. Ảnh: Trúc Nhã
Tượng ông Đen cao khoảng 2,45 mét, một tay cầm binh khí, một tay đưa cong lên ngang ngực, lòng bàn tay cầm vật có chuôi hình xoắn ốc. Ảnh: Trúc Nhã
Tượng ông Đỏ cao 2,42 mét, một tay cầm binh khí, một tay đưa cong ngang trước ngực. Bắp tay đeo chuỗi hạt có hình cánh sen ở giữa, cổ chân trái đeo hình rắn Naga, cổ chân phải đeo vòng kiềng có hình cánh sen ở giữa. Ảnh: Trúc Nhã
Thông tin về di tích chùa Nhạn Sơn được đặt trước khuôn viên chùa. Ảnh: Trúc Nhã

Theo Cục Di sản văn hóa, Trang TTĐT thị xã An Nhơn

Trúc Nhã

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về An Giang thăm Thiền viện Trúc Lâm bên núi Sập

0
(SGTT) - Thiền viện Trúc Lâm An Giang tọa lạc bên một hồ nước và núi đá bao quanh, thuộc xã Thoại Sơn, tỉnh...

Một số di tích trên phố cổ Hà Nội tạm dừng...

0
(SGTT) - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo về việc tạm dừng đón khách tham quan...

6 ngôi chùa Khmer nên ghé thăm khi đến Vĩnh Long

0
(SGTT) – Các phường Nguyệt Hóa, Trà Vinh, xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (mới) là nơi hội tụ đậm nét văn hóa Khmer...

Vẻ thanh bình nơi chùa Bằng, ngôi cổ tự hơn 400...

0
(SGTT) - Chùa Bằng - ngôi chùa hơn 400 năm tuổi trên phố Bằng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), có không gian xanh...

Về Bình Định cắm trại bên hồ sen Nhơn Hội

0
(SGTT) – Hồ sen Nhơn Hội nằm ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên...

Về Kim Bồng trải nghiệm phiên chợ quê xứ Quảng

0
(SGTT) - Chiều 14‑6, đông đảo người dân và du khách đổ về làng Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, Quảng Nam) tham dự phiên chợ quê...

Kết nối