Thứ tư, Tháng năm 28, 2025

Thaco xin tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam

A.I
(SGTT) - Tập đoàn Thaco đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với vốn khoảng 1,562 triệu tỉ đồng, gồm 20% vốn tự có và 80% vay trong và ngoài nước, được Chính phủ bảo lãnh.
Tập đoàn Thaco đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với 20% vốn tự có và 80% vay trong và ngoài nước, được Chính phủ bảo lãnh. Ảnh: TTXVN

Tập đoàn Trường Hải (Thaco) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo Nghị quyết 172 của Quốc hội, bằng vốn tự có và nguồn huy động hợp pháp, TTXVN đưa tin.

Thaco đề xuất tổng vốn đầu tư dự án khoảng 1,562 triệu tỉ đồng (tương đương 61,35 tỉ đô la Mỹ), không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng do Nhà nước thực hiện riêng.

Cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp này gồm 20% (khoảng 12,27 tỉ đô la Mỹ) là vốn góp của Thaco, gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động hợp pháp; 80% còn lại (khoảng 49,08 tỉ đô la Mỹ) là vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Khoản vay này được Chính phủ bảo lãnh và hỗ trợ toàn bộ lãi suất trong 30 năm với tài sản đảm bảo là toàn bộ công trình dự án.

Tập đoàn này đề xuất chia dự án thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện trong 5 năm, xây dựng và vận hành hai đoạn TPHCM - Nha Trang và Hà Nội - Hà Tĩnh, sau khi có mặt bằng sạch, do đây là các đoạn có nhu cầu vận chuyển cao.

Giai đoạn 2 sẽ hoàn thành phần còn lại (Hà Tĩnh - Nha Trang) trong 2 năm tiếp theo, do địa hình phức tạp cần thêm thời gian nghiên cứu và xử lý kỹ thuật.

Dự án được đề xuất thực hiện và hoàn thành trong 7 năm, chia thành nhiều giai đoạn nhằm tạo điều kiện cho các đối tác trong nước nghiên cứu, học hỏi, hợp tác và chuyển giao công nghệ.

Điều này giúp xây dựng, sản xuất, lắp đặt và vận hành dự án an toàn, hiệu quả cũng như có đủ thời gian để phát triển nền công nghiệp đường sắt nội địa, tiết kiệm chi phí, giảm tổng vốn đầu tư và hạ giá vé cho người dân.

Về công nghệ, Thaco sẽ áp dụng đường sắt chạy trên ray, điện khí hóa, đảm bảo hiện đại và tiêu chuẩn quốc tế, phối hợp với doanh nghiệp trong nước để hợp tác nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác hàng đầu thế giới.

Dự án đào tạo nhân sự làm chủ công nghệ xây dựng, sản xuất và vận hành đường sắt tốc độ cao, nhằm phát triển công nghiệp đường sắt nội địa và các ngành nền tảng như công nghiệp nặng, công nghiệp số, đồng thời ưu tiên hợp tác với doanh nghiệp trong nước.

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài khoảng 1.541 km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (TPHCM), đi qua 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TPHCM.

Tuyến đường được đầu tư mới với khổ đôi 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; gồm 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa và phương tiện thiết bị, phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Gia Nghi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu khởi công đường sắt cao tốc Bắc-Nam...

0
(SGTT) - Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về kế hoạch triển khai chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ...

Sẽ trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi đường...

0
(SGTT) - Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ lựa chọn nhà tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu...

Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ,...

0
(SGTT) - Thủ tướng cho biết, cùng với Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Hà Nội vào TPHCM, Chính...

Vốn cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam có thể...

1
(SGTT) - Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là một trong những dự án hạ tầng lớn của Việt Nam trong...

Yêu cầu có tờ trình dự án đường sắt cao tốc...

0
(SGTT) - Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành hoàn thiện tờ trình dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam...

Nghiên cứu đầu tư đường sắt Bắc – Nam tốc độ...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần được thiết kế với công năng phù...

Kết nối