Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Những phản ứng trên da thường gặp sau tiêm vắc-xin Covid-19

(SGTT) - Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau như đau mỏi khắp người, sốt nhẹ, ớn lạnh… Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và hết dần sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, một số người vẫn tỏ ra lo lắng khi xuất hiện các phản ứng trên da như nổi mề đay, đau sưng tại chỗ tiêm… và kéo dài trong nhiều ngày liên tục.

Dưới đây là những giải đáp của bác sĩ Huỳnh Thị Như Mỹ, Trường Đại học Y dược TPHCM, về các phản ứng da sau tiêm chủng, cũng như cách xử lý khi gặp phải các triệu chứng này.

1. Phản ứng da ngay tại vị trí tiêm

Các phản ứng phụ có thể diễn ra từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4 hoặc 5 sau tiêm, chiếm tỷ lệ khoảng 32% với 3 loại và phổ biến nhất là vắc-xin Moderna.

Những triệu chứng phản ứng thường gặp như sưng, đỏ da và đau tại chỗ tiêm, sau đó sẽ tự khỏi sau vài ba ngày và không gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cũng như không để lại di chứng.

2. Mề đay

Đây là triệu chứng có thể xảy ra muộn hơn từ ngày thứ 2, thứ 3 sau tiêm và kéo dài trong 3-5 ngày sau tiêm. Người tiêm có thể gặp triệu chứng nổi các mảng phù nề, đỏ da, hơi ngứa ở một khu vực hoặc rải rác toàn thân. Các mảng phù sẽ nổi nhưng sau đó tự lặn, giới hạn trong vòng 24 giờ.

Tỷ lệ xảy ra phản ứng này khoảng 14,6% và thường gặp sau khi tiêm vắc-xin Astra Zeneca.

3. Phát ban dạng sởi

Triệu chứng này được ghi nhận thường xuất hiện từ ngày thứ 2- 3 sau tiêm và kéo dài trong 3-5 ngày.

Phát ban biểu hiện giống như bệnh sởi. Dạng ban là ban dát sẩn, thường có đường kính từ 2-10mm, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ là các ban dát màu hồng. Ban mọc rải rác, thường lan rộng và dính liền với nhau thành từng đám tròn, giữa các ban là khoảng da lành. Triệu chứng này thường xuất hiện ở tay, thân mình và chân.

Tỷ lệ phát ban này xảy ra ở gần 9% sau tiêm chủng.

Những tác dụng phụ có thể xuất hiện trên da sau khi tiêm chủng.
4. Phản ứng da tại chỗ lan rộng xảy ra muộn

Các phản ứng này sẽ xảy ra muộn, từ ngày thứ 7 sau tiêm mũi 1 và sớm hơn từ ngày thứ 2 đối với người tiêm mũi 2.

Với đặc điểm tại vùng tiêm có khoảng sưng, đỏ da, hồng ban lan rộng ra. Tỷ lệ phản ứng này diễn ra trên 53% người sau khi tiêm vắc-xin.

5. Bệnh đau đỏ đầu chi

Phản ứng này cũng xảy ra muộn từ ngày thứ 7 sau tiêm mũi 1 và sớm hơn khoảng từ ngày thứ 2 đối với người tiêm mũi 2. Bệnh đặc trưng bởi biểu hiện đau, nóng rát dữ dội, sưng và đỏ ở một khu vực cơ thể, thường thấy nhất ở đây là bàn tay ngoài ra còn có thể có ở mặt, cánh tay và bàn chân.

6. Một số phản ứng da khác

Một số phản ứng da khác cũng được ghi nhận với tỷ lệ nhỏ gồm:

  • Nổi sẩn mụn nước: Tình trạng với các sẩn hoặc bóng nước nhỏ nổi trên nền hồng ban, tuy nhiên không xuất hiện như dạng cụm giống herpes (mụn rộp).
  • Viêm mạch máu nhỏ dưới da (bệnh cước) được ghi nhận là ngón chân Covid-19 do tình trạng viêm mao mạch dẫn đến đổi màu và sung trên bàn tay hoặc bàn chân.
  • Khởi phát Zona, bệnh lý herpes và các phản ứng giống vảy phấn hồng xảy ra ở một tỷ lệ nhỏ các trường hợp sau tiêm.
Bác sĩ Huỳnh Thị Như Mỹ, Trường Đại học Y Dược TPHCM, đồng thời là người sáng lập nhóm: “Chia sẻ kinh nghiệm điều trị da mụn, nám và các bệnh lý” đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều chị em làm đẹp trong mùa dịch.

Xử trí các phản ứng da sau tiêm vắc-xin Covid-19

Những dấu hiệu kể trên là các phản ứng xảy ra do đáp ứng hệ miễn dịch tự chủ của cơ thể, diễn ra trong quá trình tiếp xúc với vắc-xin và sinh ra kháng thể.

Một số triệu chứng sẽ tự hết. Với những trường hợp nặng cần phải điều trị với thuốc. Một số điều trị hỗ trợ như chườm đá, dùng thuốc kháng histamine, các thuốc điều trị giảm đau khác… Tuy nhiên, các điều trị thuốc cần phải có ý kiến, cũng như sự theo dõi của chuyên gia y tế.

Điều quan trọng, mọi người phải phân biệt được các phản ứng chỉ điểm nguy hiểm như ngứa, mề đay, phù mạch diễn ra trong vòng 4 giờ đầu tiên, đồng thời tự xem xét lại các yếu tố nguy hiểm khác nếu triệu chứng xảy ra sau hơn 4 giờ đầu kể từ khi thực hiện tiêm chủng. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu vẫn chưa ghi nhận những phản ứng trên da sau tiêm chủng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Minh Thảo ghi

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM thử nghiệm thu phí đậu xe qua tài khoản ETC

0
(SGTT) - Đường Hai Bà Trưng, Lê Lai (quận 1) và Phạm Hữu Chí (quận 5) sẽ chuyển sang hình thức thu phí đậu...

Nhu cầu chụp ảnh mùa Tết tăng, cả thợ ảnh không...

0
(SGTT) - Nhu cầu chụp ảnh tăng cao trong dịp cận Tết đã mang đến nguồn thu nhập nhất định cho không chỉ những...

Thách thức nào cho mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam...

0
(SGTT) - Kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể đạt tăng trưởng 7% nếu GDP quí 4 tăng khoảng 7,5% nhưng điều này...

Thưởng thức bò lá lốt, bánh hỏi kiểu món cuốn ở...

0
(SGTT) - Bò lá lốt là món ăn cuốn hút thực khách bởi lá lốt thơm lừng làm vỏ cuốn, nhân bên trong là...

Thưởng thức phở Hoàng, hai năm liên tiếp đạt Michelin Bib...

0
(SGTT) - Mở bán từ năm 2008, phở Hoàng là thương hiệu được thực khách nhớ đến bởi hương vị phở Nam Định, giao...

Mới lạ bánh cuốn Cao Bằng, dùng nước hầm xương thay...

0
(SGTT) - Dù chỉ mới mở bán thời gian gần đây nhưng quán ăn Thủy ở quận 7 lại thu hút sự quan tâm...

Kết nối