Thứ sáu, Tháng tư 4, 2025

Tết Bắc – Nam trong một gia đình ở Đồng Nai

(SGTT) – Xuất thân trong một gia đình gốc Bắc và hiện sinh sống tại Đồng Nai, tôi luôn háo hức được nhìn thấy “nếp nhà” rộn ràng mỗi khí tết đến.

Theo đó, gia đình tôi và một số bà con xung quanh ở Đồng Nai không có nhiều điều kiện để về quê ăn tết nên tiếp tục duy trì những văn hóa từ đời sống đến ẩm thực để thấy một cái tết đậm vị quê hương.

Những món ăn như miến dong, bánh đa, nấm hương, măng khô, nem thính… mọi người có thể tìm mua dễ dàng tại các khu chợ. Dù sinh sống và làm việc ở Đồng Nai nhưng mâm cơm ngày tết của gia đình tôi nhất định phải có canh miến dong, thịt đông, chả đa nem, dưa hành. Hơn thế nữa, còn là một số món ăn đặc trưng miền Nam mà gia đình tôi cũng ưa thích là thịt kho hột vịt, củ kiệu muối, nem bì giúp mâm cơm tết thêm dung hòa văn hóa hai miền.

Thịt đông, dưa chua, miến dong là những món ăn đặc trưng ngày tết của người miền Bắc. Ảnh: Hoàng Anh

Nghe người lớn trong nhà kể lại, tết của người miền Bắc thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, sớm hơn so với tết trong Nam. Nhưng do thời gian làm việc ở miền Nam thường phải đến 28 tết mới được nghỉ nên những người con miền Bắc luôn cố gắng sắp xếp thời gian để thực hiện những hoạt động truyền thống.

Vào ngày 25 tháng Chạp, họ thường tự tay chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên với ý nghĩa cho dù ăn tết ở đâu thì luôn nhớ về nguồn cội. Rồi đến 28 thì anh em họ hàng tụ họp ăn uống, sẻ chia câu chuyện cuộc sống trong năm. Đây cũng là dịp các hội đồng hương họp mặt thành viên của mình.

Mâm cơm cúng tổ tiên vào ngày 25 tháng Chạp. Ảnh: Hoàng Anh
Bữa cơm sum họp của gia đình tôi với bà con miền Bắc sinh sống xung quanh. Ảnh: Hoàng Anh

Còn về mâm ngũ quả trong Nam thường mang ý nghĩa “cầu dừa đủ xài sung” nhưng với người Bắc chỉ cần trưng sao cho đẹp mắt và thể hiện không khí tết là được. Người miền Nam thường có những kiêng cử nhất định trên mâm ngũ quả như không trưng chuối, cam. Nhưng đối với người Bắc thì chuối thể hiện sự che chở của trời, còn cam mang màu sắc tươi mới nên dù sinh sống trong đây đã lâu nhưng gia đình tôi vẫn gìn giữ văn hóa này.

Nhà tôi tranh thủ nấu bánh chưng cho ngày tết sắp đến. Ảnh: Hoàng Anh

Việc luôn giữ gìn một cái tết truyền thống của người Bắc tại miền Nam thể hiện tâm trạng hoài hương của số đông người con sống xa quê. Dù không được ăn tết trên mảnh đất quê hương, nhưng những mâm ngũ quả, bữa cơm sum họp đã phần nào xoa dịu nỗi nhớ quê nhà; mặt khác còn tạo nên sự đa dạng văn hóa khi dung hòa nét truyền thống hai miền.

Hoàng Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thưởng thức nguyên tác vở opera ‘Carmen’ 150 năm tuổi tại...

0
(SGTT) - Trong hai ngày 24 và 25-4-2025, lần đầu tiên trên sân khấu Nhà hát Hồ Gươm, khán giả Việt Nam sẽ được...

Từ tam cương ngũ thường tới tự do, bình đẳng, bác...

0
(SGTT) - Tuy thời đại nào giá trị đó nhưng việc kế tục, tiếp thu, tiếp nối các giá trị truyền thống tốt đẹp...

Giữ gìn được những giá trị văn hóa tốt đẹp, Tết...

0
(SGTT) - Tết không chỉ là dịp sum vầy của gia đình, mà còn là khoảnh khắc để người dân thể hiện lòng tri...

Năm 2024, lĩnh vực nghệ thuật ‘bội thu‘ nhờ ‘đánh’ trúng...

0
(SGTT) – Tại các điểm bảo tàng, sân khấu, nhà hát, đại diện các đơn vị đánh giá 2024 là một năm kinh doanh...

Phát động cuộc thi thiết kế áo bà ba lần đầu...

0
(SGTT) - Nhằm lan toả nét đẹp văn hoá trong trang phục áo bà ba của dân tộc đến với thế hệ trẻ, dự...

Từ Wukong nghĩ về những sản phẩm, dịch vụ mang giá...

0
(SGTT) - Sự thành công của tựa game Black Myth: Wukong (Trung Quốc) đã khẳng định thêm lần nữa rằng các giá trị văn...

Kết nối