Thứ ba, Tháng tư 15, 2025

Tên gọi và trung tâm chính trị – hành chính dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

A.I
(SGTT) - Tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập vừa được công bố theo Nghị quyết 60 của Hội nghị lần thứ 11 Trung ương khóa XIII.
TPHCM sẽ hợp nhất với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, lấy tên là TPHCM. Ảnh: Minh Hoàng

Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng, TTXVN đưa tin.

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất:

Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Sau khi Trung ương công bố phương án, Chính phủ và địa phương sẽ hoàn thiện phương án chi tiết sáp nhập, xác định tên gọi và trung tâm hành chính mới để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5.

Đồ họa: Nguyễn Phong
Gia Nghi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cả nước sẽ có 11 đặc khu thuộc tỉnh

0
(SGTT) - Dự kiến, cả nước sẽ có 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo gồm Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường...

Sau sắp xếp, TPHCM dự kiến còn 80 phường

0
(SGTT) - Tại buổi làm việc với quận 1, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được cho biết, thành phố có hai phương án...

Thành lập ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị...

0
(SGTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn...

Những lần sáp nhập, chia tách tỉnh, thành tại Việt Nam

0
(SGTT) - Tính đến tháng 4-1975, Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trải qua nhiều lần sáp nhập và chia...

TPHCM yêu cầu hoàn tất sắp xếp bộ máy, đảm bảo...

0
(SGTT) - UBND TPHCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính kiểm kê, bàn giao, sắp xếp tổ chức bộ máy và...

Sau sắp xếp, UBND TPHCM có 16 cơ quan chuyên môn

0
(SGTT) - Theo đề xuất của Sở Nội vụ, sau sắp xếp, UBND TPHCM sẽ giảm từ 21 cơ quan chuyên môn xuống còn...

Kết nối