Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

SURF: Những dự án khởi nghiệp thương mại điện tử mới

(SGTT) - Không hẹn mà gặp, hai trong số ba dự án giành chiến thắng tại cuộc thi Trình bày ý tưởng khởi nghiệp trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo lần thứ 4 tại Đà Nẵng (SURF 2019) vào đầu tháng này là những dự án hướng đến thương mại điện tử. SGTT đã có dịp trao đổi với các nhà sáng lập các dự án đoạt giải tại SURF 2019 về các dự án này.

Khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT, Fintech và Edutech là xu hướng hiện nay và cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Ảnh: Nhân Tâm

Giải quyết nhu cầu TMĐT bằng mạng xã hội

Advosights, dự án đạt giải Nhì tại cuộc thi SURF 2019, không có sản phẩm cụ thể mà là hệ thống thang đo mức độ ảnh hưởng và sự lan tỏa thông tin của người dùng trên mạng xã hội.

Nhà sáng lập dự án Huỳnh Lê Tấn Tài cho biết Advosights là một mạng xã hội thương mại được xây dựng với mục tiêu khuyến khích người dùng mạng xã hội tạo ra ảnh hưởng lên cộng đồng một cách chân chính, tích cực và hiệu quả thông qua việc chia sẻ những trải nghiệm thực tế từ bản thân họ. Với yếu tố nội dung đáng tin cậy làm kim chỉ nam, Advosights là giải pháp cho vấn đề lòng tin của khách hàng với truyền thông. Advosights giúp xác định người ảnh hưởng chân chính, và đánh giá toàn diện trên ba thang đo: Mức độ yêu thích, Khả năng tạo nội dung và Mức độ gây ảnh hưởng.

“Hiện dự án đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Trong đó có các thương hiệu lớn đã sử dụng nền tảng đo lường của Advosights để đánh giá việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị sử dụng người nổi tiếng (KOL)”, anh Tài nói.

Về kế hoạch tương lai, anh Tài chia sẻ nhóm tập trung hoàn thiện sản phẩm để giới thiệu đến người dùng, khai thác nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xã hội có những sản phẩm chất lượng cao. Đó sẽ là các doanh nghiệp sở hữu thương hiệu, các công ty quảng cáo, công ty thương mại điện tử để giải quyết các yêu cầu chuyên biệt cho từng loại chiến dịch (xây dựng độ nhận biết, bán hàng, tương tác thương hiệu) và giúp việc sử dụng KOL trở nên hiệu quả theo chiều sâu hơn.

Cụ thể, dự án sẽ hướng đến khách hàng thuộc đa dạng lĩnh vực, như thời trang - làm đẹp, dịch vụ ăn uống, trang thiết bị, sức khỏe, giáo dục, môi trường… Ngoài ra, những doanh nghiệp xã hội muốn tạo tác động tích cực lên cộng đồng thông qua nội dung truyền cảm hứng và người ảnh hưởng chân chính cũng là đối tượng.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng Advosights để phục vụ các mục đích khác như tuyển dụng, thực hiện các chiến dịch tiếp thị lan truyền. Đặc biệt hơn cả, Advosights giúp đưa ra những ý kiến đánh giá chuyên sâu về độ hiệu quả của các chiến dịch truyền thông, bán hàng trên mạng xã hội. Dự án hiện đã nhận được sự tài trợ từ Google và Vintech City.

Doanh nghiệp đối thoại cùng nhau qua chatbot

BotStar là công cụ tự động hóa hội thoại và đại diện cho doanh nghiệp tương tác với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại. Đến với cuộc thi, BotStar gây ấn tượng với giải pháp có thể hỗ trợ các đối tác phát triển dự án cũng như nhà đầu tư cùng tham gia tạo ra chatbot (trợ lý thông minh) để vừa đảm bảo chatbot có đủ tính năng nhưng lại thể hiện đúng quan điểm của doanh nghiệp. Sau một năm hình thành, BotStar đã được triển khai ở ngoài thị trường với tổng cộng 7.000 tổ chức sử dụng, trong đó có 200 tổ chức sử dụng đã trả phí.

“Con số này có thể không ấn tượng về mặt doanh nghiệp với nhiều người nhưng nếu xét tổng thể về quy mô sản phẩm và BotStar chỉ mới ra mắt chính thức một năm qua thì đây là một con số tích cực”, anh Đinh Quang Huy, Giám đốc dự án chia sẻ. Anh cho biết thêm hơn 200 doanh nghiệp trả phí này đến từ Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Ấn Độ và Hàn Quốc, giúp BotStar tự tin hơn về nhu cầu thị trường và chất lượng sản phẩm và sẽ tiến tới chiến lược triển khai toàn cầu với chi phí thấp của mình trong tương lai.

Chia sẻ kế hoạch tương lai sau khi đoạt giải Ba tại cuộc thi anh Huy cho biết vì chiến lược phát triển toàn cầu và bản chất là một nền tảng chatbot đa chức năng, BotStar cần cải thiện hơn nữa khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ hiện tại trong ứng dụng cũng như những chatbot đầu cuối của dự án.

Trước SURF, BotStar tập trung nhiều về sản phẩm và chưa định hướng cụ thể rõ ràng cho nhóm đối tượng khách hàng chính của dự án. Sau cuộc thi, điều quan trọng nhất mà anh Huy có được là đã có rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng tìm tới và kết nối với BotStar với mong muốn đầu tư và giúp công ty non trẻ này triển khai giải pháp ra toàn cầu.

Cụ thể, những quỹ đầu tư này sẽ giúp dự án lớn mạnh và đạt chỉ tiêu phát triển bằng cách kết nối với nhiều tập khách hàng là công ty dựa vào mạng lưới quan hệ và các nhà cung cấp dịch vụ Saas (Software as a Service – Cung ứng dịch vụ với giải pháp phần mềm) khác trong hệ sinh thái của họ.

Nhân Tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Người bán có thể ủy quyền cho sàn TMĐT lập hóa...

0
(SGTT) - Theo công điện mới nhất của Thủ tướng về quản lý thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính được giao nghiên...

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Kết nối