Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Startup mang dịch vụ chăm sóc y tế đến tận nhà bệnh nhân

Để giúp bệnh nhận tránh phải đi lại vất vả và đợi chờ mệt mỏi ở các bệnh viện, startup (công ty khởi nghiệp) Zennya Health ở Philippines cung cấp các dịch vụ khám bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, mát xa trị liệu ngay tại nhà bệnh nhân với chi phí tương đối rẻ và chất lương dịch vụ tương đương bệnh viện.

David Foote, người sáng lập Zennya Health, là doanh nhân đã gầy dựng một loạt startup, có bằng sinh học thần kinh và đam mê công nghệ. Ông dự định trở thành một bác sĩ nhưng đã chuyển hướng sang xây dựng một doanh nghiệp phần mềm ở Mỹ vào năm 1995. Kể từ đó, Foote đã tham gia sáng lập một số starup công nghệ ở Mỹ, Singapore và Philippines.

Trong thời gian ở Đông Nam Á, Foote nhận thấy một số nước trong khu vực này phải đối mặt với thách thức giống nhau trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ví dụ, bệnh nhân ở Philippines và Indonesia rất khó tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế một cách công bằng. Ở Philippines, việc đi khám tại bệnh viện có thể rất tốn kém vì hầu hết người tiêu dùng đều tự bỏ tiền túi ra khám do bảo hiểm y tế không đáng tin cậy.

Được truyền cảm hứng từ sự trỗi dậy của các nền tảng kinh tế chia sẻ ở Mỹ như hãng gọi xe và giao đồ ăn Uber, Foote đã ra mắt ứng dụng công nghệ y tế có tên gọi Zennya Health vào năm 2016 để giải quyết các vấn đề về chăm sóc sức khỏe ở Philippines.

Ông nói: “Lần đầu tiên trải nghiệm Uber, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy một nền tảng công nghệ có thể thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh trong lĩnh vực di chuyển cá nhân. Chăm sóc sức khỏe ở Philippines không hiệu quả vì bệnh nhân mất quá nhiều thời gian xếp hàng trong bệnh viện. Vì vậy, suy nghĩ của tôi là chúng ta có thể tận dụng sự phát triển của ứng dụng di động để tạo lại một hệ sinh thái mới giải quyết vấn đề này.

Zennya Health cung cấp dịch vụ tư vấn bác sĩ trực tuyến cũng như các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà bao gồm kiểm tra sức khỏe tổng quát do y tá thực hiện, tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm, mát xa trị liệu… Người dùng có thể tham vấn ý kiến bác sĩ từ xa về các vấn đề sức khỏe, trong khi đó, các y tá chuyên nghiệp sẽ được cử đến nhà của họ, mang theo thiết bị y tế cần thiết để kiểm tra sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm y tế đơn giản.

Bằng cách này, bệnh nhân có thể nhận được các chăm sóc y tế cơ bản họ cần mà không cần rời khỏi nhà, không cần phải đi lại vất vả và chờ đợi mệt mỏi tại các phòng khám hoặc bệnh viện.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là phải sẵn sàng đưa một y tá đến nhà bạn để chẩn đoán và sau đó làm việc với các bác sĩ từ xa,” Foote nói. Zennya Health cung cấp cho bệnh nhân hồ sơ bệnh án điện tử được chia sẻ với bác sĩ và phòng thí nghiệm của họ, bao gồm các thông tin toàn diện hơn so với hầu hết các dịch vụ khám bệnh từ xa.

“Ứng dụng Zennya lưu trữ đầy đủ hồ sơ tư vấn, đơn thuốc và kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm”, Foote nói.

Ngoài ra, Zennya Health còn có đội xe vận chuyển chuyên dụng để đưa các nhân viên y tế đến nhà bệnh nhân, cũng như đưa các mẫu bệnh phẩm cần chẩn đoán đến các phòng thí nghiệm. Các xe này được trang bị các thiết bị kết nối internet qua bluetooth, tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vaccine và các bộ kit được kiểm soát nhiệt độ để lưu trữ các mẫu bệnh phẩm.

“Thực sự có rất nhiều công nghệ xoay quanh chuỗi cung ứng và hậu cần. Chúng tôi có hệ thống quản lý hàng tồn kho riêng. Chúng tôi làm việc với các nhà sản xuất và phân phối thuốc và vắc-xin hàng đầu để loại bỏ nguy cơ hàng giả, và mọi thứ đều có mã vạch”,  Foote nói.

Các dịch vụ trên nền tảng Zennya Health nhận được 15.000 lượt đặt sử dụng mỗi tháng. Doanh thu của startup này chủ yếu đến từ phí giao dịch đặt dịch vụ.

Foote cho biết chi phí thông thường cho một lần khám tại nhà là khoảng 650 peso (12,7 đô la) cho bệnh nhân đầu tiên, cộng thêm 450 peso (8,8 đô la) cho mỗi bệnh nhân bổ sung trong một lần đặt dịch vụ theo nhóm. Zennya Health tính phí 500 peso (9,7 đô la) cho các cuộc tư vấn trực tuyến với bác sĩ.

Chỉ cần vài thao tác trên ứng dụng Zennya Health, người dùng có thể yêu cầu y tá đến tận nhà để khám tổng quát, lấy mẫu xét nghiệm hoặc tiêm vaccine. Ảnh: Zennya

Đối với các dịch vụ y tế tại nhà, Zennya nhận 50% phí, 50% còn lại sẽ dành cho các y tá. Công ty này thu phí hoa hồng 25% cho mỗi lần bác sĩ tư vấn.

Bên cạnh đó, Zennya Health cũng kiếm thêm doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ của mình. “Ví dụ, chúng tôi có thể mua vaccine giá sĩ (không phải vaccine Covid-19) và bán cho bệnh nhân với giá bán lẻ. Biên lợi nhuận của chúng tôi ở mảng kinh doanh này khoảng 20-25%”, Foote giải thích.

Năm ngoái, Zennya đạt mức doanh thu 3,2 triệu đô la, tăng gần gấp đôi so với 1,7 triệu đô la vào năm 2019. Dịch vụ chăm sóc tại nhà của Zennya Health hiện chỉ mới triển khai ở vùng đô thị Manila và TP. Cebu, nhưng sau khi nhận được các khoản đầu tư mới, công ty đang lên kế hoạch phủ sóng dịch vụ này ra toàn quốc trong năm nay.

Zennya Health cũng sẽ mở rộng hợp tác với các bệnh viện, trung tâm chẩn đoán và các nhà cung cấp bảo hiểm hàng đầu ở Philippines.

Foote nói: “Philippines có hơn 7.000 hòn đảo nhưng khoảng 70% bác sĩ sống ở Manila, vì vậy, hầu hết mọi người không được tiếp cận với các bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi hy vọng nền tảng của chúng tôi có thể lấp khoảng trống đó bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế thông qua các y tá trên khắp đất nước và các bác sĩ ở Manila sẽ đọc các kết quả xét nghiệm và cung cấp kế hoạch chăm sóc tổng thể”.

Khánh Lan

Theo Kr-Asia

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngóng chờ khách, đặt kỳ vọng vào những mùa tiếp theo

0
Qua khỏi qúy đầu tiên của năm 2023, các công ty du lịch lữ hành, nhà kinh doanh dịch vụ vẫn đang chờ đợi...

Chúng ta sau 3 năm sống với đại dịch

0
Hôm nay là đúng ba năm ngày Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 toàn cầu (11-3-2020 – 11-3-2023)....

Thăm khám miễn phí hơn 1.000 trẻ em có hoàn cảnh...

0
(SGTT) – Sáng 4-3, Thành đoàn TPHCM cùng tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) phối hợp với Quận Đoàn Bình Tân tổ chức hoạt động...

Hành khách đường hàng không tăng hơn 90% trong hai tháng...

0
Ngành hàng không Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, đến hết năm 2022 thị trường hàng không nội địa đã tăng...

Viễn cảnh tụt dốc của nhiều ‘ông lớn’ dược phẩm sau...

0
Hơn 2 năm qua, nhiều hãng dược phẩm lớn của phương Tây đã kiếm được hàng tỉ đô la Mỹ từ đại dịch Covid-19...

Sau dịch Covid-19, các rạp chiếu phim dần hồi phục

0
Đầu năm nay, rạp phim được phép mở cửa trở lại. Tuy phải đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch...

Kết nối