Thứ tư, Tháng năm 7, 2025

“Số hóa” để thay đổi diện mạo

Thùy Dung thực hiện -

Mô hình ngân hàng truyền thống đang bị cạnh tranh mạnh bởi những công ty công nghệ tài chính (Fintech), do đó, để tồn tại và cạnh tranh, các ngân hàng truyền thống nên hợp tác thay vì đối đầu với những nhân tố này. Đây là nhận định của ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), trong buổi phỏng vấn với Sài Gòn Tiếp Thị.

Sài Gòn Tiếp Thị: Hiện nay doanh thu từ hoạt động ngân hàng số còn thấp trong hoạt động của hệ thống ngân hàng trong khi chi phí đầu tư lớn. Vậy đâu là lý do mà MB đặt việc số hóa hệ thống là một trong những mục tiêu chuyển dịch trong năm 2017?

- Ông Lưu Trung Thái: Việc số hóa ngân hàng đã trở thành xu hướng trong khoảng 5 năm gần đây. Theo đó, các ngân hàng thực hiện số hóa các hoạt động của mình để giảm bớt thủ tục giấy tờ, loại bỏ quy trình không cần thiết, tăng tốc độ ra quyết định trong nội bộ, từ đó tăng năng suất lao động. Đồng thời, việc đưa công nghệ cũng làm tăng hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ, các kênh số để tiếp cận tới khách hàng tốt hơn.

NDM_8417 Ông Lưu Trung Thái.

MB áp dụng cả hai cách trên. Đối với MB, chúng tôi không có mạng lưới điểm giao dịch vật lý lớn bằng một số ngân hàng. Do đó, áp dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng là một giải pháp để MB có kênh phân phối đa dạng, linh hoạt và tiếp cận nhanh tới nhiều đối tượng khách hàng.

Trong chiến lược chuyển dịch ngân hàng số, chúng tôi hướng đến mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, bảo mật và tăng trải nghiệm cho khách hàng. Vì vậy, MB định hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích có hàm lượng công nghệ cao, đồng thời gia tăng nhiều giá trị cho khách hàng thông qua việc tích hợp với các sản phẩm đặc thù của các công ty thành viên trong lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm như công nghệ thẻ chip thanh toán đa kênh; sản phẩm cho vay kèm bảo hiểm MIC… Chúng tôi tin rằng, số hóa sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự đột phá cho MB trong thời gian tới.

Trong bối cảnh tin tặc ngày càng trở nên phức tạp, là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng thì tính bảo mật, mức độ an toàn của mỗi giao dịch sẽ được tính tới như thế nào khi thực hiện số hóa, thưa ông?

- Giao dịch điện tử của hệ thống tài chính yêu cầu tính bảo mật rất cao, tuy nhiên gần đây vẫn diễn ra tình trạng bị tin tặc tấn công, thậm chí, cả những nước phát triển thì sự cố an ninh trong lĩnh vực này vẫn diễn ra khá thường xuyên. Có hai nguyên nhân dẫn tới sự cố an ninh trong lĩnh vực ngân hàng: là do các tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo được quy trình và phương tiện về mặt an ninh cho các giao dịch. Ngoài ra, có thể lỗi là do khách hàng không hiểu rõ yếu tố bảo mật dẫn tới bị các đối tượng lợi dụng.

Để tối ưu tính bảo mật, MB đã trang bị đầy đủ các công cụ bảo mật hiện đại. Đồng thời, chúng tôi thường xuyên cung cấp cho khách hàng các hướng dẫn về bảo mật. Chúng tôi cũng xây dựng các giải pháp nhanh khi nhận thông tin rủi ro và cùng khách hàng giải quyết khi có vấn đề xảy ra.

Ông nghĩ thế nào về các công ty Fintech? Liệu hệ thống ngân hàng có nên có cái nhìn thiếu thiện cảm với Fintech hay không, thưa ông?

thay-hinh-trang-10-11

- Fintech là xu hướng rất tốt khi tận dụng sự phát triển của công nghệ để cung cấp nhiều giải pháp tối ưu, mang lại tiện ích cao cũng như gia tăng trong lĩnh vực tài chính. Các công ty Fintech ra đời cung cấp các dịch vụ nhanh, kịp thời, thuận tiện với chi phí rẻ hơn chi phí của hệ thống ngân hàng. Do đó, trước đối thủ cạnh tranh mới, phản kháng đầu tiên của hệ thống ngân hàng là “tự vệ”. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ, chúng tôi thấy rằng, cùng một dịch vụ thì Fintech có nhiều mặt vượt trội hơn nên nhiều tổ chức Fintech đã thay thế một phần chức năng của hệ thống ngân hàng. Vậy tại sao lại không bắt tay với đối tác như vậy? Chỉ có tư tưởng hợp tác, cộng sinh mới tồn tại được trong ngành tài chính. Và, tư tưởng của chúng tôi là hợp tác.

Chúng tôi là những người hoạt động lâu năm trong ngành, chúng tôi có kinh nghiệm, kiến thức và khách hàng trong lĩnh vực này. Fintech là những nhóm nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng họ có thể tạo ra các đột phá. Do đó, hợp tác với Fintech là một yêu cầu để phát triển.

Trong năm 2016, MB đã triển khai hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng và bảo hiểm. Vấn đề công nghệ đã được áp dụng trong lĩnh vực này như thế nào, thưa ông?

- Trong năm 2016, hai công ty mới của MB trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ (MB Ageas Life) và tài chính tiêu dùng (MCredit), sau quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chính thức ra mắt. Trong đó, MB Ageas Life được xây dựng trên phương thức quản trị vận hành của MB và nền tảng công nghệ của các đối tác uy tín trên thế giới, gồm Tập đoàn Ageas Life của Bỉ và Muang Thai Life của Thái Lan. Còn tại MCredit, chúng tôi hợp tác với Tập đoàn Shinsei Bank – Nhật Bản, Tập đoàn đứng thứ ba về tài chính tiêu dùng tại Nhật Bản, có khoảng 60 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Thông qua hệ thống công nghệ tiên tiến, họ đã phục vụ cho khoảng 20 triệu khách hàng tại Nhật Bản.

Việc áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp MB hiện thực hóa mục tiêu phát triển sang những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, đa dạng hóa nguồn thu, nâng cao giá trị của ngân hàng và giá trị vốn góp của cổ đông.

Nhiều người ví MB giống như một ông “trung niên” trong lĩnh vực ngân hàng, do đó khó có thể ứng phó được với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh cũng như thích nghi với nhóm đối tượng khách hàng trẻ, năng động và thích những trải nghiệm mới. Ông nghĩ gì về nhận định này và ông có thể phác họa chân dung của MB trong 5 năm tới?

- Sáu năm trước, khách hàng có xu hướng lựa chọn ngân hàng tin cậy, đĩnh đạc, chắc chắn nên việc MB được xây dựng hình ảnh “trung niên” là một lợi thế. Điều này đã chứng minh trong những năm qua, khả năng thu hút vốn của MB lớn, không thua kém các ngân hàng quốc doanh.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, với sự biến đổi của thị trường, MB cần đổi mới nhiều hơn cả về hình ảnh lẫn cách tiếp cận khách hàng. Đây là nhu cầu tất yếu. Do đó, sẽ có những thay đổi trong cách tiếp cận của MB đối với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Khách hàng là doanh nghiệp lớn, khách hàng trung niên, có thu nhập cao, chúng tôi có mô hình private banking; khách hàng trẻ thích đổi mới, dịch vụ mới, thích một ngân hàng năng động hơn thì yêu cầu trong giai đoạn 2017-2021, MB sẽ phải “trẻ hóa” chính đội ngũ của mình; từ cách tiếp cận, tổ chức tới hình thức bên ngoài để tạo sự hấp dẫn với khách hàng.

Chúng tôi xây dựng mục tiêu từ nay đến năm 2021, tăng trưởng bình quân doanh thu khoảng 20%/năm, lợi nhuận cũng tăng trưởng khoảng 15%/năm. Song song quá trình này, chúng tôi cũng tái cấu trúc các công ty con để quy mô, tăng trưởng cũng như hiệu quả công ty con cao hơn. Kỳ vọng trong 5 năm tới, các công ty thành viên sẽ đóng góp khoảng 20% tỷ trọng lợi nhuận chung của ngân hàng.

Xin cảm ơn ông.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trung Quốc siết đất hiếm, ngành ô tô toàn cầu đối...

0
(SGTT) - Các chuyên gia và doanh nghiệp cảnh báo tồn kho đất hiếm tại Trung Quốc đang cạn dần, có thể gây đình...

Hàng ngàn người xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim...

0
(SGTT) - Chiều 6-5, lễ khai mở chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức đã diễn ra tại Việt Nam...

Ngân hàng số Cake ra mắt công cụ quản lý tài...

0
(SGTT) – Mới đây, Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) vừa ra mắt tính năng Quỹ chung, cho phép nhóm bạn bè, gia...

Cây phượng ‘cô đơn’ khoe sắc giữa đồng rau muống ở...

0
(SGTT) - Giữa cánh đồng rau muống xanh mướt ở phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM, một cây phượng vĩ đang nở rộ, rực...

Tàu cao tốc TPHCM – Vũng Tàu tạm dừng hoạt động

0
(SGTT) - Để thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng, tuyến tàu cao tốc từ trung tâm TPHCM...

Ngưng sử dụng son dưỡng khi môi bị ngứa rát

0
(SGTT) - Thời tiết hanh khô khiến nhiều người gặp tình trạng môi nứt nẻ, nổi mụn nước hoặc mẩn đỏ quanh miệng. Tuy...

Kết nối