Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Số hóa để di sản ‘sống động như vạn vật giữa trời xuân’

(SGTT) - Có thể gọi việc số hóa di sản là "mùa xuân di sản". Bởi hàng tỉ di sản trên toàn cầu trong các bảo tàng hay sưu tập tư nhân, sau khi số hóa chúng trở nên sống động như vạn vật giữa trời xuân. Công chúng tiếp cận ngay di sản qua tham quan trực tuyến 3D tại các phòng trưng bày ảo, qua trải nghiệm tương tác với hiện vật xoay 360 độ…

Trong những ngày tháng thực hiện giãn cách xã hội, chính dịch bệnh Covid-19 là một tác nhân thôi thúc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử TPHCM tiến hành số hóa di sản để hoạt động của Bảo tàng không đình trệ.

Ảnh: Trần Thanh Hưng

Các triển lãm chuyên đề vẫn diễn ra trên môi trường mạng, thu hút hàng triệu khách tham quan trực tuyến mỗi ngày. Và ngay sau khi Việt Nam mở cửa hoạt động du lịch trở lại, chính những vị khách tham quan trực tuyến đó đã đến Hà Nội, TPHCM để tận mắt thưởng lãm di sản văn hóa Việt Nam.

Số hóa di sản là việc không còn xa lạ trên thế giới, nhưng khá mới mẻ đối với Việt Nam. Tháng 12-2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định phê duyệt chương trình “Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030”.

Đây là chủ trương rất kịp thời, nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Một số hình ảnh số hóa gốm Quảng Đức trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Trần Thanh Hưng. Ảnh: Trần Thanh Hưng

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030 là 100% di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản tư liệu được UNESCO ghi danh; 100% di tích quốc gia đặc biệt, 100% bảo vật quốc gia, di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số. Song hành, 100% nhân lực trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, cập nhật các kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số.

Việc trưng bày trực tuyến mang lại hiệu quả về chi phí, khắc phục những hạn chế của trưng bày trực tiếp. Trước hết, nó không còn bị giới hạn về thời gian và không gian, thay vì mở cửa cho công chúng vào những thời điểm nhất định trong ngày, trưng bày trực tuyến luôn “mở cửa” 24/7 nhờ Internet, 4G,5G... Đặc biệt, nếu giãn cách xã hội do dịch bệnh thì càng phát huy hơn.

KTS Đinh Việt Phương, Gíam đốc Công ty 3D Art, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực số hóa di sản. Ảnh: Trần Thanh Hưng

Việc lưu trữ di sản dưới dạng kỹ thuật số còn giúp giảm chi phí duy trì, bảo quản, thay đổi không gian trưng bày... Việc cập nhật hiện vật, thông tin cũng rất dễ dàng. Điều này còn tiết kiệm được thời gian, không gian trưng bày. Trưng bày trực tuyến còn mang lại sự linh hoạt, đổi mới sáng tạo trong hoạt động bảo tàng.

Xu hướng sử dụng những công nghệ hiện đại như công nghệ hình ảnh, Web3D, thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR), thực tế hỗn hợp (MR), haptics (công nghệ có thể tạo ra trải nghiệm chạm bằng cách tác động lực, rung hoặc chuyển động lên người dùng) và các thiết bị cầm tay, sẽ giúp bảo tàng đáp ứng tất cả nhu cầu nghe nhìn của công chúng, nhất là trong giải trí và giáo dục.

Điều đáng mừng là số lượng du khách kỹ thuật số đang tăng nhanh và có nơi, đã vượt xa số lượng khách đến thăm trực tiếp tại các bảo tàng. Sự khác biệt về mặt địa lý không còn là trở ngại trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, số hóa di sản và trưng bày trực tuyến mang tính nhân văn khi nó giúp người khuyết tật có thể tham quan ảo từ bất kỳ nơi nào chỉ cần có kết nối mạng, kể cả những người khiếm khuyết về thị giác, thính giác, đi lại khó khăn... Ảnh: Trần Thanh Hưng

Phú Yên là vùng đất có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, trong đó có một số di sản khá độc đáo như danh thắng gành Đá Dĩa, kèn đá (tù và đá), gốm Quảng Đức… Tỉnh Phú Yên cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó, phát huy các thế mạnh về danh lam, thắng cảnh, di sản văn hóa là một nội dung quan trọng.

Một số địa phương như TP Tuy Hòa, Tuy An, Tây Hòa… đang chuẩn bị số hóa một số di sản tiêu biểu, xây dựng web 3D để quảng bá du lịch địa phương trên không gian mạng.

Hình ảnh tháp Nhạn (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) hiện lên đầy sống động trên không gian mạng.

Số hóa di sản là một chủ trương lớn, để mang lại hiệu quả thiết thực, cần phải thực hiện đầy đủ các bước, từ thu thập thông tin, số hóa di sản, kèm thuyết minh (thông tin, hình ảnh, video…) trước khi đưa lên môi trường mạng, đảm bảo di sản sau số hóa có đầy đủ hàm lượng khoa học cơ bản nhất.

Hình ảnh một số công trình đã được số hóa:

Chùa Thầy. Ảnh: Công ty 3D Art
Chùa Keo, Thái Bình. Ảnh: Công ty 3D Art
Chùa Tây Phương. Ảnh: Công ty 3D Art

Trần Thanh Hưng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Du lịch Phú Yên kỳ vọng tiếp tục lập ‘cú hích’...

0
(SGTT) - Tháng 11-2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) đã phối hợp với tỉnh Phú Yên công bố...

Ký sự sông Ba (kỳ cuối): Di sản dòng sông và...

0
(SGTT) - Ví dòng sông như một thiếu nữ là cách mà tác giả dành để kết bài viết này. Nếu như Ayun Pa...

Gợi ý 6 dòng thác nên ghé thăm khi đến Phú...

1
(SGTT) – Thác J’rai Tang, Vực Phun, thác Cây Đu hay thác H’ly là những dòng thác đẹp, còn khá hoang sơ mà du...

Cắm trại, ngắm hoàng hôn trên cù lao Mái Nhà

0
(SGTT) - Cù lao Mái Nhà thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách làng chài Phước Đồng khoảng 4km. Trên...

Mùa thu hoạch cói tại làng nghề dệt chiếu hơn 100...

0
(SGTT) - Cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km, làng nghề dệt chiếu cói ở thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An,...

Ngôi nhà lưu dấu ấn dòng gốm cổ hơn 300 năm...

0
(SGTT) - Nhà Quảng Đức Xưa nằm cạnh quốc lộ 1, thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, đầu đường qua cầu Lò...

Kết nối