(SGTT) - Theo dữ liệu của chính phủ được tổng hợp bởi dự án Our World in Data tại Đại học Oxford, tính đến ngày 9-4, 6,2% người gốc Ấn Độ tại Singapore đã được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin trong khi toàn Singapore đã tiêm vắc-xin cho 19,3% trong số 5,8 triệu dân số của mình với ít nhất một liều vắc-xin kể từ ngày 6-4.
Trong 7 ngày tính đến ngày 10-4, tổng số trường hợp tới quốc đảo là 163, trung bình khoảng 23 trường hợp mỗi ngày. Đây chủ yếu là những người đến Singapore để làm việc hoặc cư dân trở về
Du lịch quốc đảo đã lấy lại phong độ, chứng kiến số lượng du khách đến thăm lớn nhất vào tháng 11 năm ngoái kể từ khi thực hiện các hạn chế đi lại vào cuối tháng 3-2020 để kiềm chế đại dịch Covid-19. Tổng cộng 14.676 du khách đã đến Singapore vào tháng 11-2020, theo dữ liệu từ Tổng cục Du lịch Singapore (STB).
Theo trang mạng Skift, công việc của đội là tìm kiếm cơ hội và biện pháp thích hợp để thúc đẩy, củng cố niềm tin của các cơ sở du lịch Singapore, cũng như góp phần xây dựng và khởi xướng những kế hoạch phục hồi ngành du lịch. Đến nay, với sự hỗ trợ của chính phủ, Tổng cục Du lịch Singapore đã công bố các biện pháp miễn lệ phí cấp giấy phép cho khách sạn, đại lý du lịch và hướng dẫn viên du lịch, đồng thời sẽ chi trả phí vệ sinh cho các khách sạn có trường hợp nghi nhiễm và được xác nhận dương tính với Covid-19.
Khách giảm 80%
Năm 2020 khách tới quốc đảo giảm 80% so với năm 2019. Trung bình Singapore mất từ 18.000-20.000 lượt khách mỗi ngày và hầu hết là khách du lịch đến từ Trung Quốc, đặc biệt sau khi chính phủ nước này ban hành lệnh hạn chế nhập cảnh đối với người mang hộ chiếu Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Khi dịch xảy ra, lượng khách ban ngày giảm khoảng 30% do nhiều công ty cho nhân viên làm việc ở nhà. Lượng khách buổi tối còn sụt giảm nhiều hơn nữa vì nhiều người ngại đi chơi. Khó biết đến bao giờ dịch Covid-19 này mới kết thúc”, Kenny - tài xế Grab kiêm hướng dẫn viên cho biết.
Tình trạng ế khách này xảy ra nhiều ngày qua, đặc biệt sau khi chính phủ Singapore thông báo nâng mức Hệ thống Điều kiện Ứng phó Bùng phát Dịch bệnh (DORSCON) lên mức cao nhất. Đây là mức cảnh báo tương đương với dịch SARS năm 2003. Đã có khoảng 10.000 người từ Vũ Hán của Trung Quốc đến đảo quốc sư tử này trong tháng 12-2019 và tháng 1-2020 trước khi dịch bệnh bùng phát tại đây.
Năm 2019, ngành du lịch Singapore ghi nhận con số cao kỷ lục với 19,1 triệu lượt khách quốc tế, trong đó khách Trung Quốc chiếm 19%, ngành công nghiệp không khói này đang đóng góp khoảng 4% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Thúc đẩy trở lại
“Lực lượng đặc nhiệm” phục hồi du lịch do Chính phủ Singapore thành lập chịu trách nhiệm vạch ra các kế hoạch chiến lược nhằm khắc phục những tổn thất do Covid-19 gây ra, đưa ngành du lịch Singapore dần trở lại với hoạt động bình thường.
Tổng cục Du lịch Singapore cho biết chính phủ nước này đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm phục hồi du lịch Singapore (TRAC) với nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch chiến lược nhằm khắc phục những tổn thất do Covid-19 gây ra, đưa ngành du lịch Singapore dần trở lại với hoạt động bình thường.
TRAC bao gồm các nhà lãnh đạo thuộc ngành du lịch đến từ phía chính phủ và doanh nghiệp tư nhân, tận dụng thế mạnh của cả hai phía nhằm phối hợp cùng nhau trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch Singapore. Thành lập TRAC chỉ là một trong nhiều biện pháp mà Singapore đang thực hiện, trong đó bao gồm khởi động chiến dịch "SG Clean" (Vì một Singapore xanh - sạch), chương trình theo dõi liên lạc nghiêm ngặt do Bộ Y tế Singapore chỉ đạo các ban ngành phối hợp để chống thiệt hại do dịch Covid-19.
Để thực hiện, Bộ Y tế nước này đã áp dụng phương thức "truy ngược" đối với các hoạt động của bệnh nhân trong hai tuần trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh, giúp dễ dàng khoanh vùng và phát hiện các ca bệnh tiềm năng và nguồn lây truyền bệnh.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng tiến hành theo dõi, dự đoán các ca nhiễm tiềm năng sau quá trình tiếp xúc với nguồn bệnh để kịp thời khám và chữa trị nếu có triệu chứng bất thường. Cục Môi trường quốc gia Singapore (NEA) đã phát động chiến dịch "SG Clean" để nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ vệ sinh tại các địa điểm công cộng như khu ăn uống bình dân, trung tâm thương mại, nhà vệ sinh công cộng…
Chiến dịch "SG Clean" bắt đầu tại các quán ăn bình dân, sau đó mở rộng đến các nút giao thông công cộng như ga xe lửa và các trạm xe buýt. Quy mô của chiến dịch bao gồm cả trường học - đặc biệt là trường mầm non, tòa nhà chính phủ, khách sạn, địa điểm tổ chức hội nghị, điểm du lịch, bến tàu và bến phà, nhà ga sân bay, khu nghỉ dưỡng tích hợp, trung tâm mua sắm và các địa điểm ăn uống.
Tổ chức và doanh nghiệp tham gia chiến dịch sẽ phải cam kết cũng như tuân thủ các quy định kiểm tra vệ sinh nghiêm ngặt theo từng ngành, gồm các tiêu chí như giám sát quản lý, các phương pháp khử trùng, mức độ sạch sẽ của khu vực công cộng và nhà vệ sinh.
Những quy định này sẽ được điều chỉnh tùy theo yêu cầu và hoạt động của từng doanh nghiệp. Các địa điểm được công nhận bởi "SG Clean" đều được kiểm tra cấp cơ sở bởi các bộ, ngành hoặc giám định bên thứ ba để đảm bảo luôn trong tình trạng sạch sẽ và an toàn.
Nguyễn Hưng