Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Sàn thương mại điện tử và câu chuyện iPhone xách tay

(SGTTO) - Sau bài tổng hợp liệu iPhone xách tay có còn đất sống?, nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về số phận của mặt hàng này trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) sẽ ra sao sau ngày 15-10 tới?

Giá bán của iPhone xách tay và chính hãng chênh lệch nhau đến vài triệu đồng. Ảnh chụp màn hình một sàn TMĐT có bán cả hai loại iPhone.

Ghi nhận tại một số sàn TMĐT, người viết vẫn còn thấy nhiều cửa hàng bán mặt hàng iPhone xách tay với một số tên gọi khác nhau như hàng quốc tế, hàng nhập khẩu… Giá bán so với hàng chính hãng rẻ hơn vài triệu đồng. Như mẫu iPhone 11 Pro Max phiên bản 64GB mới nhất của hãng Apple có giá bán là 27,5 triệu đồng (hàng chính hãng) trong khi hàng xách tay chỉ còn có 25,3 triệu đồng. Hay như mẫu iPhone có tuổi đời khá lâu 7 Plus phiên bản 32GB có giá bán khoảng 9,9 triệu đồng (hàng chính hãng) trong khi hàng xách tay chỉ còn hơn 4 triệu đồng.

Chủ cửa hàng, người dùng lên tiếng

Liên quan câu chuyện iPhone xách tay, nhiều thành viên trên các diễn đàn công nghệ là chủ cửa hàng buôn bán điện thoại cho rằng, họ sẽ nghiên cứu chuyển qua bán iPhone chính hãng sau ngày 15-10 tới bởi không muốn việc kinh doanh bị ảnh hưởng mà lại tốn tiền đóng phạt.

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-10 tới về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng, tùy thuộc giá trị hàng hóa nhập lậu. Với tổ chức vi phạm, mức tiền phạt có thể lên đến 100 triệu đồng.

Về phía người dùng, nhiều thành viên trên các diễn đàn công nghệ cũng đều ủng hộ việc cửa hàng kinh doanh hàng chính hãng. Một thành viên trong số đó chia sẻ, nếu ai đã từng trải qua cảm giác đổi trả khi mua iPhone xách tay thì sẽ thấy vừa tốn tiền vừa mất thời gian. “Thà là thêm vài triệu đồng mua iPhone chính hãng, không lo nguồn gốc mà khi có trục trặc, dịch vụ bảo hành cũng sẽ rất tốt”, thành viên này chia sẻ thêm.

Sàn TMĐT trả lời

Trả lời báo Zing, ba sàn TMĐT khá nổi tiếng tại Việt Nam là Tiki, Lazada và Shopee đều có chung công thức trả lời rằng: họ có chính sách nghiêm ngặt, tuân thủ quy định pháp luật và sẽ gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm khi phát hiện hoặc khi nhận được phản ánh từ chủ thương hiệu, cộng đồng người bán hay người mua trên sàn.

Cụ thể, đại diện Shopee cho biết: "Shopee tuân thủ quy định pháp luật có liên quan về trách nhiệm của sàn giao dịch thương mại điện tử theo tinh thần của Điều 4 khoản 4 Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 về trách nhiệm của thương nhân/tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: Loại bỏ khỏi trang web những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này".

Về phía Lazada, sàn này cũng cho biết: "Lazada thường xuyên chủ động rà soát, gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm khi phát hiện hoặc khi nhận được phản ánh từ chủ thương hiệu, cộng đồng người bán hay người mua trên sàn… đồng thời đưa ra hình thức xử lý cần thiết từ đình chỉ đến đóng cửa vĩnh viễn gian hàng để có thể mang đến một nền tảng TMĐT an toàn và đáng tin cậy đến người dùng".

Trong khi đó, đại diện sàn Tiki cho rằng, sàn mình sẽ áp dụng các chế tài để đảm bảo tuân thủ luật pháp, đồng thời ngừng hợp tác kinh doanh vĩnh viễn với các nhà bán hàng cố tình vi phạm.

Như vậy, có thể thấy các sàn TMĐT cũng đã đưa ra những quan điểm của mình về việc không chấp nhận những cửa hàng trên sàn của họ buôn bán iPhone xách tay. Vậy để xem sau ngày 15-10 tới, bóng dáng của mặt hàng này có còn xuất hiện trên các sàn TMĐT nữa hay không?

Chi tiết Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Phúc An tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Kết nối